SỰ THẬT VỀ SỰ KIỆN “THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN 1968” QUA ĐOẠN PHỎNG VẤN NHÀ VĂN HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Video là nội dung phóng sự phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vào ngày 28/2/1982, bởi đài WGBH/UMass Boston. Trong đó ông được hỏi về những sự đổ máu, chết chóc gì đã xảy ra trong thời kì kiểm soát cố đô Huế thời kì Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi thư thú nhận sai lầm về vụ thảm sát Mậu Thân 1968
Theo đó, ông nói rằng những sự chết chóc, mộ tập thể xảy ra chủ yếu là do Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn gây ra nhưng lại đổ vấy cho Cách mạng nhằm mục đích bôi nhọ, xuyên tạc sự thật. Ngoài ra thì do các nguyên nhân sau:
1. Do một số viên chức, cán bộ trong bộ máy ngụy quyền Sài Gòn kháng cự dữ dội, bắn trả, thậm chí làm bị thương quân giải phóng nên bị thi hành bản án tử hình, giết tại chỗ.
2. Do chính những người bị giết đó đã đàn áp, người dân bị bắt bớ, bỏ tù nên khi khí thế cách mạng bùng lên đã đi tìm và thi hành bản án tử hình với những người đó để “trừ khử như trừ những con rắn độc mà nếu còn sống sẽ tiếp tục gây tội ác”.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lưu ý rằng những ai bị giết như vậy là đã giết phải tới 10 người rồi mới bị giết lại 1 mạng mà thôi. Nên cái giá đó, món nợ đó là còn rất nhẹ và công bằng chứ hoàn toàn không phải là một tội ác.
3. Một số bị đưa lên rừng, đưa vào trại cải tạo và hầu hết đã được trở về và chỉ có một số không chịu được khí hậu nên bị ốm và chủ yếu sau giải phóng đã được thả về.
4. Số lượng lớn nhất các nấm mồ là nạn nhân do bom Mỹ thả xuống khi quân đội Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn phản kích. Các gia đình có con em cách mạng, thanh niên đi lên rừng sau Mậu Thân bị bắn chết hết để trả thù. Thi thể bộ đội mà khi rút lui không kịp mang theo.
5. Một số là các thanh niên lên rừng hoặc tù binh mà quân giải phóng không hề có ý định giết nhưng đã bị chết do Mỹ cương quyết tập kích nên chết ở ngoại ô, bìa rừng.
Nhìn chung sự kiện Thảm sát Tết Mậu Thân, theo quan sát của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là “một mũi tên trúng 2 đích”. Theo một nhà sử học Mỹ mà ông đã gặp thì đó một kế hoạch tuyên truyền mang ý nghĩa chiến lược.
Còn một số người đã bị cách mạng, bị nhân dân thi hành bản án tử hình thì đó là điều đương nhiên do lòng căm thù tự nhiên. Và không đáng là gì so với những người còn sống sau này, còn sống lưu vong và vẫn phản kháng với chính quyền cách mạng.
Ngoài ra nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thể hiện quan điểm về tổng thống Ngô Đình Diệm, rằng tổng thống Diệm là một “tên phát xít đúng nghĩa”, muốn làm một ông vua mới và nền đệ nhất Cộng Hòa hoàn toàn không có dân chủ mà là phong kiến, phát xít hoàn toàn.
Theo lời kề của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì thời đệ nhất Cộng Hòa, tại Huế có những sự đàn áp dã man như: Nhiều gia đình có con tập kết ra Bắc đã bị tra tấn đến mụ mị, quên cả con mình đi. Một số gia đình chồng đi theo cách mạng, vợ có thai ở lại bị lính ngụy đến dẫm vào bụng cho văng cả con mình ra…

Xem thêm: Những giây phút cuối của Nguyễn Văn Trỗi trên truyền thông phương Tây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *