Ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng thể theo nguyện vọng của người dân miền Nam Việt Nam, bằng chứng là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ít ngày trước đó, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập và ông sẽ là tổng thống đầu tiên của chính thể này. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong sự can dự ngày càng sâu sắc của Mỹ vào Việt Nam, và cho thấy dấu hiệu của một số khía cạnh đáng lo ngại vốn đặc trưng cho 8 năm cầm quyền (1955–1963) của ông Diệm.

Thỏa thuận hòa bình năm 1954 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – vốn muốn duy trì nền độc lập – đã khiến Việt Nam trở thành một đất nước bị chia cắt. Ở miền Bắc, Hồ Chí Minh và những người cộng sản ủng hộ ông nắm quyền lãnh đạo. Ở miền Nam, Pháp dựng lên một chính phủ “quốc gia” (Quốc gia Việt Nam) yếu, đứng đầu là Bảo Đại. Theo thỏa thuận này, tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước và chọn người lãnh đạo sẽ được tổ chức trong vòng hai năm.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không phải là một bên tham gia thỏa thuận này và nhanh chóng quyết định ngăn miền Nam Việt Nam khỏi tầm kiểm soát của chính phủ miền Bắc. Ngô Đình Diệm được các quan chức Mỹ coi là hy vọng tốt nhất cho vị trí lãnh đạo một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ. Năm 1954 Bảo Đại chỉ định Diệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Năm 1955, Diệm quyết định phế truất Bảo Đại và lên nắm quyền.
Đầu tháng 10, Diệm kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, dự định này được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Kết quả trưng cầu là một sự bối rối cho tất cả những ai quan tâm – trừ Diệm. Ông nhận được 98,2% số phiếu (trên tổng số hơn 5,7 triệu phiếu). Chỉ một thời gian ngắn trước đó, chính Tổng thống Eisenhower còn chỉ trích bầu cử ở các quốc gia nằm trong Bức màn Sắt, cho rằng không ai có thể nhận được hơn 90% số phiếu trong một cuộc bầu cử tự do thật sự.
Cáo buộc gian lận lập tức dấy lên, và người ta nhanh chóng phát hiện ra Diệm đã nhận được hơn 600.000 phiếu bầu ở Sài Gòn dù chỉ có hơn 400.000 cử tri ghi tên. Tuy nhiên, Diệm vẫn đắc cử. Bảo Đại bị phế truất, chế độ của Diệm được dựng lên. Bất chấp một số nghi ngờ về tính “dân chủ” của chính quyền Diệm, Mỹ vẫn công nhận vị tổng thống mới. Việt Nam Cộng Hòa chính thức trở thành một thực thể ở miền Nam Việt Nam, và Mỹ hứa hẹn sẽ ủng hộ và viện trợ cho chính phủ và lãnh đạo mới của chính thể này.
Sau Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, nước Việt Nam Cộng hòa được thành lập, thủ đô là thành phố Sài Gòn và ngày 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.
Chính quyền Ngô Đình Diệm bị xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần có nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật nhằm trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, mạng sống và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt).

Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1961 là những đòn giáng mạnh vào chế độ. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền.

Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh). Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết.
Cà phê
Thiền nghĩ bài viết này khá phiếm diện!
Theo vi.wikipedia; trong Hiệp Định Genève ghi;
– Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956.
– Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị và các bên tham gia cũng không đưa ra tuyên bố phản đối đối với bản tuyên bố cuối cùng
– Thật hàm hồ, khi dùng tài liệu của John Guinane, cho rằng;…”chỉ tính từ 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh ủng hộ những người cộng sản, thường là bằng máy chém”…mà không đưa ra được một bằng chứng, nhân chứng cụ thể nào, nhât là “bị hành quyết thường bằng máy chém” chỉ vì ủng hộ VC…Hu hu, một bài viết rất mơ hồ đầy ác ý???