Phương Tây và “cuộc chiến” đổ lỗi sau Covid-19

Sau khi để thất bại trong việc kiểm soát, để dịch Covid-19 hoành hành các nước phương Tây đều không muốn nhận trách nhiệm về mình và tìm mọi cách đổ lỗi cho nước khác. Mục tiêu lần này là một quốc gia mà lâu nay đã bị cơ quan tuyên truyền của tư bản phương Tây định hướng là kẻ thù, lần này đối tượng của sự vu khống và đổ thừa là Trung Quốc. Rất nhiều “bài báo”, “bài viết” của các “nhà bình luận”, “nhà báo”, các tuyên bố của một số “chuyên gia” ở Hoa Kỳ và phương Tây được ồ ạt đăng tải để hướng sự công kích và chỉ trích vào TQ, mà tất cả những chỉ trích đó đều hết sức vô lý và lố bịch. Một số kẻ tỏ ra vui mừng khi truyền thông tư bản công kích TQ về nguồn gốc #SARS-CoV-2.

Quay lại những ngày đầu của #Covid-19, bà Trương Kế Tiên, Trưởng khoa Hô hấp và Cấp cứu – Bệnh viện Hồ Bắc là người đầu tiên phát hiện ra tình trạng viêm phổi bất thường đã mau chóng báo cáo lên cấp trên, tình trạng này đã được xác định là Covid-19. Bà Trương đã được Chính quyền khen thưởng vì thành tích trong phòng chống dịch Covid-19 nhưng truyền thông phương Tây nói rằng bác sỹ nhãn khoa Lý Văn Lượng mới là người tìm ra virus mới và cố cảnh báo dư luận, nhưng bị Chính quyền bắt giam, bỏ tù để bưng bít thông tin, và chết do virus.

Davide Mastracci trong bài viết nhan đề “Ddừng đổ lỗi cho Trung Quốc vì lỗi lầm của Chính phủ (tư bản) của các bạn gây ra trong dịch Covid-19” https://readpassage.com/dont-blame-china-for-your-governme…/ vạch trần một số luận điệu dối trá xuyên tạc của giai cấp tư sản về dịch bệnh Covid-19, cũng như nguyên nhân đằng sau của những lời tuyên truyền dối trá đó, dưới đáy là một số điểm quan trọng trong bài viết (trong ngoặc là bổ sung của người biên tập):

Davide Mastracci. April 7, 2020.

Tôi viết bài này vì nếu chúng ta cứ dung dưỡng cho những tin đồn thất thiệt về TQ sẽ khiến dư luận không hướng đủ sự chỉ trích cần thiết nhằm vào Chính phủ Hoa Kỳ để buộc họ thay đổi, đồng thời điều này cũng ngăn cản việc người dân đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì sự dung dưỡng này khiến người ta quy chụp hậu quả thảm khốc của dịch Covid-19 cho một nước xã hội chủ nghĩa chứ không phải chỉ ra nguyên nhân là do chủ nghĩa tư bản. Các tin đồn chống TQ dựa trên sự giả dối và có chức năng đánh lạc hướng dư luận khỏi sự thất bại do chủ nghĩa tân tự do gây ra. Các thông tin chống TQ cứ xuất hiện nhan nhản và người gốc Á đang hứng chịu sự thù ghét và kì thị chủng tộc, vì vậy chính chúng ta phải đứng lên đấu tranh chống lại những điếu này.

Hiện nay có khoảng 1,36 triệu bệnh nhân Covid-19 trên thế giới và số tử vong hơn 76 nghìn (số liệu được tác giả ghi nhận vào thời điểm viết bài, đương nhiên chúng nhỏ hơn số liệu đang tăng lên mỗi ngày). TQ chỉ chiếm 6% số ca nhiễm và 4,4% số tử vong. Trong khi đó ở phương Tây phải tiến hành phong tỏa, hệ thống bệnh viện quá tải và thị trường sụp đổ.

Một số người đã nhìn thấy trước rằng sau đại dịch sẽ có thể là sự trỗi dậy của siêu cường TQ. Những người này không muốn thấy điều đó và tìm cách phá hoại, bằng cách đẩy trách nhiệm của bệnh dịch cho TQ và bắt dư luận phải tin vào điều này.

Ở Hoa Kỳ, suốt hơn cả trăm năm nay, giới cầm quyền luôn tìm mọi cách nhồi sọ tư tưởng chống cộng và biến nó thành một thứ tôn giáo hơn là công việc phân tích chính trị. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tư tưởng chống cộng luôn xuyên tạc mọi dữ liệu về các nước xã hội chủ nghĩa thành các “bằng chứng” mang tính thù địch. Và hiện nay điều này đang xảy ra với TQ, với các luận điệu công kích đến từ các “nhà báo”, “nhà bình luận”, và chính trị gia. Khi TQ chưa tiến hành phong tỏa quy mô lớn, họ nói rằng TQ vì bệnh thành tích mà không lo chống dịch. Khi TQ đã tiến hành phong tỏa chặt chẽ, họ lại nói đây là chính sách “độc tài” chứ không phải thực tâm chống dịch. Khi TQ báo cáo về số người tử vong, những kẻ đó rêu rao rằng đấy là bằng chứng cho thấy TQ chống dịch dở tệ. Khi con số tử vong đã giảm xuống, những kẻ đó lại bảo TQ che dấu số liệu.

Khi các tổ chức quốc tế phê bình TQ, những kẻ nêu trên rêu rao rằng đó là “bằng chứng” để “trừng phạt” TQ. Nhưng khi các tổ chức quốc tế khen ngợi TQ, những kẻ tuyên truyền lại bảo rằng tổ chức quốc tế bị TQ mua chuộc. Khi dư luận TQ phê bình Chính quyền, những kẻ tuyên truyền rêu rao rằng TQ sắp sụp đổ tới nơi. Nhưng khi dư luận TQ khen ngợi Chính quyền, những kẻ tuyên truyền lại bảo là dân chúng bị tẩy não hay ép buộc.

Khi TQ chưa gửi hàng viện trợ cho các nước khác, họ chê bai TQ ích kỉ. Khi TQ gửi hàng viện trợ, họ lại dè bỉu TQ chỉ làm màu (và tuyên truyền rằng hàng hóa TQ là dởm.

Về vẻ bề ngoài thì TQ trông có vẻ như là nơi khởi phát của dịch bệnh, vì vậy cũng không ngạc nhiên khi người ta hay bàn về TQ. Tuy nhiên đó không phải lý do mà một số người tỏ ra tập trung thái quá vào TQ. Chính là việc công kích về ý thức hệ là nguyên do của điều này. Những kẻ cầm quyền hay có lợi ích gắn với tầng lớp cầm quyền ở phương Tây đã thất bại trong việc đối phó với Covid-19, tuy nhiên họ không muốn chịu trách nhiệm cho lỗi lầm của mình. Vì vậy họ cố ý chuyển cơn giận dữ ra nước ngoài. Vào ngày 21 tháng 3 tờ Daily Beast tiết lộ một số thông tin mật bị rò rỉ từ Chính phủ Hoa Kỳ, trong đó hướng dẫn cách thức quan chức Chính quyền nên trả lời các chất vấn hay bình luận về đại dịch Covid-19 cùng các phản ứng của Chính phủ Hoa Kỳ “trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Hết sức rõ ràng, giới chức Hoa Kỳ được hướng dẫn là phải đổ lỗi cho TQ trong khi trả lời các câu hỏi từ báo giới (mới đây các nhà khoa học của đại học Cambridge – Anh quốc, nhóm Peter Foster và cộng sự, đã công bố nghiên cứu (https://youtu.be/AQQf2yoymu0) cho thấy biến thể virus Covid-19 phổ biến ở Vũ Hán, gọi là biến thể B không phải là loại biến thể gần gũi nhất với virus phát hiện ở dơi. Biến thể gần nhất, gọi là biến thể A, được tìm thấy nhiều ở các ổ dịch tại Hoa Kỳ (có lẽ từ tháng 8 hay 9/2019) và Úc, trong khi đó Hoa Kỳ từ chối công bố thông tin dịch tễ của phái đoàn quân sự Hoa Kỳ đến TQ tham gia Hội thao quân sự quốc tế hồi tháng 10/2019 ở Vũ Hán, mà ở đó đoàn TQ bị đuổi vì… phạm qui, virus sau đó đột biến lần nữa và gây ra dịch quy mô thế giới như hiện nay. (https://gocnhin24h.com/vien-han-lam-khoa-hoc-quoc-gia-hoa-ky-virus-gay-dịch-covid-19-co-nguon-goc-tu-mỹ/)

Những người khác ví dụ như các “nhà báo” cánh hữu, nhận ra rằng hệ tư tưởng của họ không thể lý giải được chuyện xảy ra trong bệnh dịch. Tuy nhiên họ vẫn muốn bấu víu vào quan điểm cố hữu của mình vì vậy đã tìm cách đổ hết tội lỗi sang các nước có hệ tư tưởng khác biệt, khác biệt một cách “phù hợp”. Đổ lỗi cho TQ phục vụ cho mưu đồ này, đồng thời cũng nhân dịp này sách động quan điểm chống cộng vốn đã được định hướng ở Hoa Kỳ từ hơn trăm năm nay. Ví dụ như Kevin Libin viết trên National Post rằng TQ là “mối đe doạ” đối với sức khỏe và đời sống của nước Mỹ.

Dưới đây tôi sẽ phân tích một số luận điệu tuyên truyền chống TQ phổ biến để phơi bày sự giả dối trong đó.

1) Trung Quốc bắt bỏ tù “người làm rò rỉ thông tin”

Luận điệu này nói rằng bác sỹ (nhãn khoa) Lý Văn Lượng tìm ra virus mới và cố cảnh báo dư luận, nhưng bị bắt giam, bỏ tù, và chết do virus. Luận điệu này nói rằng TQ muốn bưng bít thông tin về Covid-19 và khiến cho dịch bệnh lây lan mạnh hơn. Luận điều này phần lớn là dối trá:

Thứ nhất, bác sỹ Lý là bác sỹ nhãn khoa, không phải là bác sỹ về dịch tễ học. Ban đầu bác sỹ Lý tưởng nhầm virus này là mầm bệnh gây ra dịch SARS trước đó. Ông ta chia sẻ quan điểm này trên một nhóm chat vào ngày 30 tháng 12 với một số đồng sự, chứ không phải với bệnh viện hay tổ chức y tế công cộng nào cả.

Thứ hai, không ai bắt giam hay bỏ tù bác sỹ Lý cả. Ông ta chỉ bị mời đến cơ quan công an vào ngày 3 tháng 1 sau khi một đoạn chat trong nhóm lộ ra ngoài khiến dư luận hoang mang. Ông ta bị phạt vì đưa thông tin nhầm lẫn và sau đó được trả tự do. Điều đáng tiếc là bác sỹ Lý đã qua đời vì Covid -9 vào ngày 7 tháng 2 do lây nhiễm từ một bệnh nhân của mình.

Luận điệu này cũng khiến dư luận bỏ quên một số sự kiện khác. Đó là vào ngày 26 tháng 12, bác sĩ Trương Kế Tiên, trưởng khoa hô hấp và cấp cứu của Bệnh viện Hồ Bắc và cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc chống dịch SARS năm 2003, đã phát hiện ra một số trường hợp bệnh nhân viêm phổi bất thường từng đến khu vực chợ hải sản, với hình ảnh chụp CT có những bất thường giống nhau. Điều này khiến bà nghi ngờ họ đang mắc một chứng bệnh bất thường và ngày hôm sau bà đã báo cáo lên lãnh đạo bệnh viện. Hai ngày sau thông tin được đưa đến trung tâm phòng chống dịch bệnh của Hồ Bắc và trung tâm đã tiến hành nghiên cứu toàn diện ở bệnh viện này. Tất cả những điều đó đã diễn ra trước khi bác sỹ Lý đăng hình trên nhóm chat. Bà Trương Kế Tiên không hề bị trừng phạt gì cả, bà được Chính quyền địa phương khen thưởng vì góp công trong chống dịch.

Tôi đã lên ProQuest để điều tra tất cả các ấn bản của 5 tờ báo Toronto Star, Globe and Mail, National Post, Toronto Sun và Ottawa Citizen từ tháng 1 đến đầu tháng 4 và thấy 44 lần nhắc đến bác sỹ Lý, nhưng không lần nào nhắc đến bác sỹ Trương.

2) Trung Quốc không phản ứng kịp thời

Một luận điệu phổ biến khác được nhai lại ở hầu hết các bài bình luận mà tôi tìm được cho rằng Trung Quốc không phản ứng kịp thời trước bệnh dịch vì bản chất xấu xa của Trung Quốc. Tuy nhiên các luận điệu như vậy không đếm xỉa đến những khó khăn khi đối mặt với một loại bệnh mới xuất hiện. Quá trình từ việc nhận thấy có chuyện đang xảy ra, nhận diện xem nó là gì, đánh giá mức độ nguy hiểm tốn nhiều thời gian. Bất cứ nước nào gặp một loại bệnh dịch mới đều trải qua các chuyện như vậy trước khi hành động quy mô lớn được triển khai. Dưới đây là các mốc thời gian tính từ sự kiện được nhắc tới ở phần trên:

Ngày 31 tháng 12, chỉ vài ngày sau khi bà Trương nhận thấy hiện tượng viêm phổi bất thường (chỉ 1 ngày sau khi bác sỹ Lý tung tin trên WeChat), Uỷ ban Y tế Vũ Hán đã ra thông cáo trước dư luận về bệnh dịch viêm phổi bất thường. Cùng hôm đó, giới chức TQ báo cáo cho WHO. Ngày 1 tháng 1 đóng cửa chợ cá nơi bị nghi ngờ lây nhiễm virus cho người, và ngày hôm sau WHO kích hoạt chế độ quản lý sự cố. Ngày 7 tháng 1 Trung Quốc đã phân lập được mầm bệnh mà đến thời điểm đó được cho là loại coronavirus mới hoàn toàn. Tất cả những việc này được thực hiện trước khi có ca tử vong đầu tiên do virus vào ngày 9 tháng 1. Ngày 12 tháng 1 Trung Quốc đã chia sẽ bộ gene di truyền của virus mới cho các nước muốn chế tạo bộ xét nghiệm. Ngày hôm sau ca nhiễm virus đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trung Quốc, tại Thái Lan. Ngày 14 tháng 1, WHO nói rằng chưa có bằng chứng rõ ràng virus lây từ người sang người. Ca nhiễm từ người sang người đầu tiên được phát hiện hơn 1 tuần sau đó. Đến ngày 30 tháng 1 thì WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Như vậy có thể thấy luận điệu cho rằng virus đang gây hoạ ở khắp nơi nhưng Chính phủ TQ không làm gì cả là một luận điệu hoàn toàn dối trá. Tất nhiên ở đây không nói là phản ứng của TQ là hoàn hảo, nhưng không thể nói rõ thế nào là hoàn hảo. Việc đánh giá phản ứng của TQ sẽ là một chủ để được thảo luận và nghiên cứu kỹ lưỡng, kể cả bởi Chính phủ TQ, sau khi dịch bệnh kết thúc và người ta có thể đánh giá vấn đề toàn diện. Tuy nhiên hiện nay có thể tham khảo một số ý kiến của chuyên gia về cách làm việc của TQ.

Ngày 30 tháng 1, Ủy ban khẩn cấp của WHO đánh giá cao hoạt động lãnh đạo và quyết tâm chính trị của các cấp cao nhất trong Chính phủ TQ, sự công khai minh bạch, và các nỗ lực chống dịch của TQ. Ủy ban cũng nhìn nhận rằng TQ nhận diện virus rất sớm và chia sẻ thông tin di truyền cho các nước khác nhờ đó các công cụ chẩn đoán được phát triển sớm. Tổng thư ký WHO cũng bình luận rằng TQ đang là hình mẫu cho cách phản ứng trước dịch bệnh. Một báo cáo vào tháng 2 năm 2020 nhận định rằng, tốc độ làm việc mau chóng của TQ trong việc phân lập mầm bệnh, phát triển công cụ chẩn đoán và tìm ra các yếu tố truyền nhiễm then chốt đã cung cấp các căn cứ thiết yếu cho chiến lược chống dịch của nước này và mang lại nhiều thời gian quý báu cho phản ứng phòng chống dịch.

Đến đây người ta không khỏi thắc mắc là các “nhà báo” lấy tư cách gì mà cho rằng mình đúng hơn WHO. Có người nói WHO nói dối, nhưng câu trả lời hợp lý hơn đó là có một âm mưu nhằm bịt miệng tổ chức y tế thế giới, hoặc là các “nhà báo” vừa mới đây từng phê bình “văn hoá sỉ nhục” đã hoàn toàn sai lầm.

3) Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thảm hoạ Covid-19 trên toàn cầu

Những kẻ mở mồm chê bai TQ hành động chậm chạp chưa chắc là thật tâm suy nghĩ cho người dân TQ. Vào lúc đầu có thể là vậy, nhưng vào lúc này chúng ta thấy TQ, với dân số 1,3 tỉ người nhưng số ca tử vong chỉ có 3.300 người (số liệu khi viết bài), vậy thì những lời chê bai xem ra là có mưu đồ khác.

Mưu đồ của những lời chỉ trích này, được những “nhà bình luận” bày tỏ lúc công khai lúc ngấm ngầm, là đổ lỗi cho TQ là nguyên nhân của thảm hoạ đang xảy ra ở nước khác. Điều đó là sai sự thật. Mặc dù khó có thể chấp nhận, nhưng thảm hoạ Covid-19 xảy ra ở các nước phương Tây hoàn toàn do lỗi của chính quyền nước họ. Ví dụ điển hình sự khác biệt giữa cách chống dịch ở Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên: Cả hai nước đều có ca nhiểm đầu tiên được báo cáo vào ngày 20 tháng 1. Vào thời điểm viết bài này, NTT báo cáo 10.200 ca nhiễm và 192 tử vong, trong khi đó Hoa Kỳ báo cáo 367.000 ca nhiễm và 10.900 tử vong. Xét trên tỉ lệ dân số, tỉ lệ nhiễm ở Hoa Kỳ cao gấp 5,6 lần và tỷ lệ tử gấp 9,5 lần. Donald Trump tuyên bố viễn cảnh sáng sủa nhất ở Hoa Kỳ là 100.000 đến 240.000 tử vong trong nước vì Covid -19, mặc dù giới chuyên gia nhận định họ không rõ bằng cách nào mà có được con số đó. Trong khi đó NTT xem chừng đã đầy lùi được dịch bệnh, với số ca tử vong vào ngày 7 tháng 4 là 6 người.

Sự khác biệt này hoàn toàn là do cách xử lý khác nhau trước dịch Covid-19. Ví dụ vào giữa tháng 3, NTT tiến hành xét nghiệm hơn 290.000 lượt người, còn Hoa Kỳ chỉ có 60.000 lượt xét nghiệm. Xét trên tỉ lệ dân số, tỉ lệ xét nghiệm của NTT cao gấp 31 lần Hoa Kỳ. Theo The Nation, nhiều lượt xét nghiệm ở NTT được thực hiện tại các cơ sở drive-in trên khắp nước, thực hiện miễn phí, và kết quả xét nghiệm được gửi ở dạng văn bản hay email trong vòng 6-12 giờ. Người dân cũng được khuyến khích đeo khẩu trang, mỗi tuần người dân nhận được hai khẩu trang từ các hiệu thuốc và việc phân phát khẩu trang căn cứ vào số cuối của năm sinh. Trong khi đó ở Hoa Kỳ thiếu khẩu trang trầm trọng, kể cả nhân viên y tế làm việc tuyến đầu cũng thiếu khẩu trang. Thậm chí Hoa Kỳ đã chiếm đoạt khẩu trang vốn được chuyển cho các nước khác và yêu cầu các nhà sản xuất không được cung cấp khẩu trang cho các nước khác, ví dụ Canada.

NTT không chỉ là ví dụ duy nhất chống dịch tốt hơn Hoa Kỳ, hay các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều nơi khác. Một ví dụ khác là Việt Nam với dân số hơn 95 triệu nhưng không có ca tử vong nào và có khoảng 240 ca nhiễm (số liệu khi viết bài). Thành công của Việt Nam chủ yếu đến từ các biện pháp cách ly nghiêm ngật, truy nguồn bệnh quyết liệt, và việc động viên các y bác sỹ để chiến đấu chống lại virus.
Tất cả những điều này cho thấy cách TQ xử lý Covid-19 không phải là nguyên nhân gây ra các thảm hoạ như đã thấy ở phương Tây. Trái lại, như A. Singh nói trên báo Monthly Review, chính là TQ đã kéo dài thời gian cho thế giới chuẩn bị. Như vậy các nước chịu thảm hoạ hoàn toàn là do các chính sách thực thi ở các nước đó. Chính phủ các nước đó phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi cho TQ.

Leave a Comment

Xem thêm