Người Công giáo và chuyện “tẩy chay” màu cờ đỏ

Đối với đạo Công giáo, mặc dù mang nhiều dấu ấn văn hóa của phương Tây tuy nhiên với chủ trương “Hội nhập văn hóa dân tộc” được Giáo hội đề ra từ những năm 1970 nhằm hạn chế sự chống đối từ sự tự vệ của văn hóa các dân tộc, đến nay Công giáo Việt Nam vẫn gắn bó với văn hóa dân tộc qua cách dùng lịch âm và đón Tết cổ truyền dân tộc. Họ cũng có cách nhắc lịch Tết qua câu tục ngữ: “Lễ Nến ( 2-2) Tết đến sau lưng”. Vì lẽ đó, việc người Công giáo cũng có những nét văn hóa, quan niệm truyền thống như sử dụng băng rôn, câu đối đỏ trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc là điều dễ hiểu.

Băng rôn, câu đối đỏ được sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán 2019 tại một nhà thờ Công giáo

Tuy nhiên, đối với những kẻ Công giáo mang tư tưởng chống Cộng cực đoan thì lại khác! Mới đây, trên trang facebook Hung Tran đã đăng tải một bài viết có nội dung xuyên tạc về nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng có những lời lẽ xúc phạm đến Quốc kỳ Việt Nam:

“…Chúng ta thường theo thói quen mắt chúng ta nhìn thấy trên đường nên chúng ta hay chọn màu đỏ chữ vàng cho nổi, nhưng thực chất đây là một cách tuyên truyền của đảng cộng sản Việt nam. Cờ đỏ sao vàng, thể hiện sự ác độc và chói lọi, không thể hiện sự bình yên, cùng với đó, băng rôn cũng được in kiểu mẫu của cờ đỏ sao vàng.

Với nơi nhà thờ, nhà chùa, nơi tôn nghiêm của niềm tin, chúng ta nên dùng màu nhẹ nhàng, hài hoà và bình yên. Chúng ta không nên dùng nền đỏ chữ vàng, nó thể hiện của nhiều điều tàn khốc và không yên bình. Khi làm việc này, chúng ta nên cân nhắc và suy nghĩ cho kỹ, chúng ta tránh sự tuyên truyền và không phù hợp.”

Bài viết được đăng tải trên FB Hung Tran

Quốc kỳ của Việt Nam hiện nay là lá cờ đỏ sao vàng. Màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Những lập luận không có căn cứ của chủ nhân facebook Hung Tran đã thể hiện rõ bản chất chống Cộng một cách cực đoan của y, đồng thời nó cũng phản ánh cái nhìn đầy định kiến và hẹp hòi của một bộ phận giáo sỹ, giáo dân Công giáo hiện nay đang muốn tách mình ra khỏi dân tộc, Tổ quốc.

Tết Nguyên đán đã xuất hiện từ lâu, trước thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Á, không thể là do Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền như “Hung Tran” đã xuyên tạc.

Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Theo sách An Nam chí lược của tác giả người Việt Lê Tắc viết vào thế kỷ XIII, người Việt có phong tục khác biệt với Trung Quốc, dân thường hay vẽ mình, ưa uống rượu, dùng trầu cau đãi khách, hay ăn dưa mắm, những vật dưới biển và đã tổ chức lễ Tết. Theo Lê Tắc, dân Việt đón lễ Tết từ tháng giêng cho đến tháng 3 âm lịch, chơi nhiều trò chơi như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật và tổ chức tế lễ.

Theo Lê Quý Đôn chép trong sách Kiến văn tiểu lục, nước Việt thời nhà Lý, đã thực hiện các lễ nghi quan trọng như lập Đàn phong vân để cầu mưa, lập đàn xã tắc để cầu cho quanh năm được mùa, dùng ngày lập xuân để làm lễ nghinh xuân. Lê Quý Đôn viết rằng thời Hồng Đức (1442-1497) lễ Nguyên đán là ngày lễ quan trọng bậc nhất, trăm quan phải vào chầu vua.

Theo quan niệm Tết của người Á Đông, nếu như màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vượng, thì màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự đầm ấm, may mắn. Sắc đỏ phù hợp với không khí linh thiêng, sum vầy của dịp Tết cổ truyền, vì nó mang lại vượng khí, tài lộc và sức mạnh. Chính thế, trong các dịp lễ tết, gam màu này được xem là màu đem đến sự bình an, niềm vui đến với tất cả mọi người.

Tục treo câu đối, xin chữ ngày Tết là nét đẹp trong phong tục Tết cổ truyền của người Việt, thể hiện tinh thần trọng văn hóa, trọng tri thức. Những câu đối Tết ngày trước phải viết trên giấy hồng điều, màu đỏ.

Từ xưa đến nay, ngày Tết của Việt Nam đều ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ Giao thừa đến rạng sáng Tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết “mồng Một” mới thôi! Ngay việc chọn trang phục màu đỏ để mặc cũng là một phong tục rất được ưa chuộng trong ngày Tết.

Màu đỏ có được dùng trong giáo hội Công giáo không?

Theo facebook Hung Tran thì màu đỏ là màu của ác độc, tàn khốc và không yên bình do đó không nên xuất hiện ở những nơi tôn nghiêm như nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, trong thực tế màu đỏ được giáo hội Công giáo sự dụng rất nhiều.

Khi nói về màu sắc chiếc áo chùng (cassock) hoặc áo choàng (mozzetta), ta thấy đức giáo hoàng mặc màu trắng, các vị hồng y mặc màu đỏ thắm, tổng giám mục mặc màu đỏ sậm hoặc đỏ tía (đỏ tím) tuỳ theo dịp, các giám mục mặc màu đỏ tía, đức ông mặc màu đen với đường viền tím, và các linh mục mặc màu đen. Màu sắc phẩm phục thể hiện chức vị của họ.

Màu đỏ tía được xem là màu biểu tượng của hoàng gia, vì trong thời cổ đại, để có quần áo màu sắc này, người ta phải dùng các tuyến nhỏ trong một loại ốc sống trong các vùng biển ngoài khơi Phoenicia để nhuộm. Vải màu đỏ tía thuộc loại đắt tiền nhất vào thời đó, nên nó thường gắn bó với hoàng gia vì chỉ có giới hoàng gia mới có đủ khả năng để có loại vải này. Các giám mục được xem là các hoàng tử của Giáo Hội.

Màu đỏ thắm luôn là màu tượng trưng cho cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, là ngọn lửa của Lễ Hiện Xuống và là máu của Con Chiên. Việc liên kết với Lễ Ngũ Tuần tạo thành màu sắc của các Tông đồ, và do đó hình thành nên Hồng y đoàn.

Đối với áo Chasuble (hay còn gọi là “áo lễ”), áo màu đỏ được dùng trong Chúa nhật Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, lễ các thánh tông đồ và thánh viết Phúc Âm (trừ Thánh Gioan Tông đồ) và lễ các thánh tử đạo, tuân thủ quy định theo mùa phụng vụ trong năm đề cập trong Giáo luật số 346.

Sắc đỏ trong phẩm phục của linh mục

Trong Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, màu khăn Huynh trưởng, Trợ tá, Trợ úy là màu đỏ, màu của máu tượng trưng cho sự hy sinh, gian khổ, vất vả mà người Huynh trưởng, Trợ tá và Trợ úy phải chấp nhận để hướng dẫn và dìu dắt các em đến với Chúa

Sắc đỏ trong Phong trào Thiếu nhi Thánh thể

Trang phục của ông già Noel cũng là màu đỏ, màu đỏ cùng với màu xanh từ lâu đã trở thành cặp màu chủ đạo trong ngày lễ Giáng sinh của người Công giáo.

Trang phục ông già Noel với màu đỏ chủ đạo

Liệu những thứ màu đỏ mà người Công giáo đã và đang sử dụng có thể hiện sự độc ác, tàn khốc và không yên bình như FB Hung Tran đã nói hay không; các linh mục, hồng y khi mặc phẩm phục có màu đỏ, các em Thiếu nhi thánh thể hay hình ảnh ông già Noel…liệu có nên xuất hiện ở những nơi tôn nghiêm như nhà thờ Công giáo hay không? Có lẽ do mải mê xuyên tạc, kích động gây chia rẽ người Công giáo ra khỏi khối đại đoàn kết dân tộc mà chủ nhân FB Hung Tran đã bộc lộ rõ sự ngu dốt, thiếu hiểu biết của mình, vô tình xúc phạm đến chính những điều trong tín ngưỡng mà mình đã và đang tôn thờ.

Hy vọng cộng đồng Công giáo Việt Nam cần cảnh giác trước những kẻ như FB Hung Tran, đây là những đối tượng thường lợi dụng tôn giáo để tiến hành các hoạt động chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, gây hoang mang dư luận về sự đối lập hệ tư tưởng giữa “hữu thần” với “vô thần”, giữa thế giới quan tôn giáo với thế giới quan của người Việt hoặc vu cáo, xuyên tạc “Cộng sản diệt đạo”, “Nhà nước đàn áp tôn giáo”; từ đó, kích động mâu thuẫn, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *