Lệnh cấm vận của Mỹ là tội ác chống lại loài người?

Những ngày qua đọc những bài viết về Venezuela trên cái gọi là truyền thông chính thống Việt Nam thì rặt một giọng điệu tay sai mạt hạng, khi bỗng nhiên chúng bị biến thành các đại lý dân chủ cho Đế quốc Mỹ chống lại Nhà nước và Nhân dân Venezuela.

Bài viết công phu dưới đây được đăng trên tờ Độc Lập (Independent) của Anh, nhắc lại là của Anh một trong những đồng minh và chư hầu quan trọng của Mỹ, sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn đa chiều, những thông tin, nhận định và đánh giá hoàn toàn mới và khác biệt từ các chuyên gia quốc tế, những khoảng tối trong hoạt động Liên hiệp quốc mà bạn không thể thấy trên các trang truyền thông Việt Nam.

Nguồn: https://www.independent.co.uk

————————————————

Phúc trình viên Thứ nhất của Liên Hiệp Quốc đến thăm Venezuela trong 21 năm qua nói với với tờ Độc Lập(Independent) của Anh rằng các lệnh cấm vận của Mỹ đối với nước này là bất hợp pháp và có thể coi đó là “tội ác chống loài người” theo luật pháp quốc tế.

Cựu Phúc trình viên đặc biệt Alfred de Zayas, người vừa kết thúc nhiệm kỳ tại Liên Hiệp Quốc hồi tháng Ba, chỉ trích Mỹ đã xách động cuộc chiến thương mại làm tổn thương nền kinh tế và giết chết Venezuela.

Các bình luận được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở nước này ngày càng tồi tệ khi Mỹ, Anh lên tiếng bảo kê Juan Guaidó, kẻ tự xưng là “Tổng thống lâm thời” của Venezuela. Còn lãnh đạo EU kêu gọi cuộc bầu cử “tự do và công bằng” trong khi Nga và Thổ ủng hộ Tổng thống đương nhiệp Nicolás Maduro.

Ông De Zayas, cựu thư ký Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc(HRC) đồng thời là chuyên gia về luật quốc tế cho tờ Độc lập biết sau khi trình bày báo cáo về Venezuela cho HRC hồi tháng Chín nhưng đã bị LHQ phớt lờ thay vì tổ chức một cuộc tranh luận công khai mà đáng ra phải có.

Trao đổi với tờ Độc lập ông cho biết “Cấm vận là giết người” khi nó đẩy người dân vào cảnh bần cùng hóa, gây ra cái chết một cách tàn nhẫn do thiếu lương thực và thuốc men, đó là bằng chứng vi phạm nhân quyền nhằm mục đích cưỡng bức thay đổi kinh tế trong cái gọi là “chị em dân chủ”

Trong chuyến đi thực tế hồi cuối năm 2017, ông nhận thấy sự phụ thuộc quá mức vào dầu mỏ, quản trị kém và tham nhũng đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Venezuela, nhưng cho biết cuộc chiến kinh tế do Mỹ, EU và Canada xách động là nhân tố quyết định thúc đẩy khủng hoảng.

Trong báo cáo, ông Zayas đề nghị Tòa Hình sự Quốc tế cần điều tra các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Venezuela có thể được xem là tội ác chống loài người theo Điều 7 Công ước Rome.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế vì chúng không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua.

Ông de Zayas chuyên gia về luật quốc tế và là cựu luật sư cấp cao của Ủy ban Nhân quyền LHQ cho còn cho biết thêm các lệnh trừng phạt và phong tỏa kinh tế mà Mỹ áp đặt với Venezuela có thể so sánh với các cuộc bao vây các thị trấn thời trung cổ.

Sự trừng phạt trong thế kỷ 21 không chỉ ở quy mô một thị trấn mà nó đang tìm cách khuất phục một quốc gia độc lập có chủ quyền, ông Zayas nhấn mạnh trong báo cáo.

Kho bạc Mỹ từ chối lời yêu cầu bình luận về cáo buộc của ông Zayas, về những ảnh hưởng của chương trình cấm vận.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cấm các giao dịch tiền tệ do Chính phủ Venezuela ban hành. Họ cũng nhắm vào các cá nhân và ngăn chặn các công ty hoặc người dân ở Mỹ mua hay bán các khoản nợ mới do Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela(PDVSA) hoặc Chính phủ phát hành.

Biện hộ cho các biện pháp cấm vận Venezuela trước đây, một quan chức cấp cao của Mỹ năm 2018 cho biết “Thực tế lệnh trừng phạt nặng nề nhất là nhắm vào dầu và ngành sản xuất dầu được gọi là Nicolas Maduro và sự không hiệu quả của PDVSA” khi đề cập đến sự điều hành của Nhà nước đối với PDVSA.

Phát hiện của ông De Zayas trong lần đến Venezuela công tác hồi cuối năm 2017. Ông đã phỏng vấn 12 thợ mỏ, chính trị gia đối lập, 35 tổ chức phi chính phủ, các học giả, quan chức nhà thờ, nhà hoạt động, phòng thương mại và các cơ quan Liên Hiệp Quốc.

Mỹ áp đặc các lệnh trừng phạt mới đối với Venezuela từ ngày 09/03/2015, khi Obama ban hành sắc lệnh 13692, tuyên bố nước này là mối đe dọa anh ninh quốc gia đối với Mỹ.

Các lệnh trừng phạt đã được tăng cường dưới thời Trump đồng thòi đe dọa xâm lược quân sự và thảo luận về một cuộc đảo chính.

Sau khi công khai ủng hộ Guaidó ngày 23/01 Trump nói “Tôi sẽ tiếp tục sử dụng toàn bộ sức mạnh ngoại giao kinh tế của Mỹ để gây sức ép cho việc khôi phục nền dân chủ Venezuela”

Venezuela cũng mô tả lệnh trừng phạt của Mỹ là bất hợp pháp. Năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Jorge Arreaza đã bức xúc: bọn họ(ám chỉ Mỹ) là những kẻ “khùng điên, dã man và hoàn toàn mâu thuẫn với luật pháp quốc tế”

Kể từ 2015, khoảng 1,9 triệu người đã rời bỏ nhà cửa. Ngày 23/10/2018 lạm phát lên tới 60.324% trong khi số dân thường thiệt mạng vẫn chưa có thống kê.

Mặc dù là quan chức đầu tiên của LHQ thăm và làm việc tại Venezuela trong 21 năm, nhưng ông De Zayas cho biết nghiên cứu của ông về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tại Venezuela phần lớn bị LHQ và giới truyền thông bỏ qua, và nguyên nhân đến từ các tranh cải trong Hội đồng Nhân quyền.

Ông tin rằng báo cáo của đã ông bị bỏ qua vì nó đi ngược lại với dòng định hướng dư luận rằng Venezuela cần phải thay đổi chế độ.

Khi tôi đến và nói rằng sự di cư một phần do cuộc chiến kinh tế chống lại Venezuela và một phần do các lệnh trừng phạt, mọi người không muốn nghe điều đó. Đơn giản họ đã bị định hướng rằng Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại và nó đã thất bại với người dân Venezuela, ông Zayas nói với tờ Độc lập.

Khi tôi trở lại, LHQ và truyền thông không quan tâm. Vì tôi không hòa cùng một giọng với họ, nên tôi bị xem như không tồn tại. Và báo cáo của tôi, như đã nói, đã được trình bày chính thức, nhưng không có cuộc thảo luận nào. Nó đã bị xếp xó.

Ông De Zayas còn cho biết, Ủy viên cao cấp LHQ Zeid Raad Al Hussein đã từ chối gặp ông sau chuyến thăm và bộ phận phụ trách Nhân quyền Venezuela ở Hội đồng Nhân quyền cũng từ chối giúp đỡ công việc sau khi ông trở về mặc dù đó là nhiệm vụ ông được LHQ giao phó.

Trao đổi với tờ Độc lập ông cho biết các quan chức LHQ tỏ ra lạnh nhạt vì họ lo ngại báo cáo của ông khi được xuất bản nó sẽ quá thẳng thắng.

“Họ chỉ hứng thú với những kẻ đến để lên án Chính phủ và yêu cầu thay đổi chế độ. Và tôi đến đó để lắng nghe và tìm hiểu cái gì đang thực sự diễn ra”

Phát ngôn viên của Văn phòng Ủy viên Cao cấp LHQ cho biết “Có đến 56 bản Phúc trình và Alfred de Zayas chỉ là một trong số đó – tất cả đều độc lập và đa dạng vậy nên không có đặc quyền dành cho Alfred de Zayas để được gặp riêng Cao ủy LHQ để thảo luận về báo cáo. Về lý anh không thể làm được việc đó”

Người phát ngôn cho biết bàn phụ trách về Venezuela có nhiều vấn đề “phức tạp” và theo Zayas mô tả họ không quan tâm “kêu gọi thay đổi chế độ không phải là việc của tôi”.

Ivan Briscoe giám đốc chương trình Mỹ Latin và Caribbean của Crisis Group, một tổ chức phi chính phủ quốc tế nói với tờ Độc lập rằng Venezuela là một chủ đề gây tranh cãi và chia rẽ giữa những người ủng hộ Chính phủ Xã hội Chủ Nghĩa và những người muốn thấy một chế độ biết nghe lời Mỹ hơn, thân thiện với doanh nghiệp Mỹ hơn lên thay thế.

Briscoe chỉ trích báo cáo của de Zayas vì nó nhấn mạnh cuộc chiến kinh tế của Mỹ, bởi theo ông này de Zayas đã bỏ qua việc đề cập đến tác động của môi trường kinh doanh khó khăn mà ông tin là có nguyên nhân từ sự ảnh hưởng của tư tưởng Chavez, và một Chính phủ Xã hội Chủ nghĩa thất bại.

Ông nói ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Venezuela cũng không thể phục hồi theo các chính sách hiện tại của Chính phủ, thêm vào đó báo cáo của Zayas là kết quả của “một luật sư đang cố gắng tìm hiểu bản chất cung cầu của kinh tế thị trường, và nó đã thất bại”

Nhưng khi đề cập về những nỗ lực đảo chính của Guaidó, Briscoe thừa nhận căng thẳng đang gia tăng và khả năng có nhân viên Mỹ đang hoạt động ngầm ở nước này.

Đúng là có gì đó đang diễn ra. Và câu trả lời là có khi nói về khả năng can thiệp quân sự. Đó là một ý tưởng tồi. Nhưng thực tế kế hoạch được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo.(ý ông này muốn biện hộ rằng sự can thiệp của Mỹ là vì lý do nhân đạo chứ không phải vì dầu mỏ – lời người dịch)

Eugenia Russian, chủ tịch FUNDALATIN một tổ chức phi Chính phủ lâu đời nhất ở Venezuela, được thành lập từ 1978 trước Chính phủ Chavez và Maduro và với tư cách là tư vấn đặc biệt tại LHQ, đã nói với tờ Độc lập về ý đồ của lệnh trừng phạt.

Tiếp xúc với các cộng đồng phổ biến, chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này là hậu quả của các biện pháp trừng phạt đơn phương được áp đặt vào nền kinh tế, đặc biệt là từ Chính quyền Mỹ, cô Russian cho biết.

Cô cho biết có thể có nguyên nhân từ những sai sót nội bộ, nhưng cho biết có lẽ rất ít quốc gia trên thế giới phải chịu một cuộc bao vây kinh tế trên đất liền giống người dân Venezuela đang trải qua.

Các biện pháp trừng phạt là một phần trong nổ lực của Mỹ nhằm lật đổ Chính phủ Venezuela và tạo ra một chế độ thân Mỹ hơn, như đã từng thực hiện ở Chile năm 1973 và các nơi khác trong khu vực, ông de Zayas cho biết.

“Tôi đã thấy điều đó xảy ra trong Hội đồng Nhân quyền, cách Mỹ vặn vẹo và lôi kéo các nước bỏ phiếu theo ý đồ của họ hoặc sẽ có hậu quả kinh tế, và những điều này không được phản ánh trên báo chí”, cựu quan chức cấp cao LHQ nói với tờ Độc lập.

“Những hiểm họa to lớn nhất đối với Venezuela đến từ nguồn tài nguyên dồi dào của họ. Tôi nhận ra rằng nếu Venezuela không có tài nguyên thiên nhiên thì sẽ không ai nói xấu về Chavez hay Maduro hay bất kỳ ai khác ở đó”, ông Zayas nói thêm.

Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác bao gồm vàng, bauxite và coltan(dùng chế tạo thiết bị điện tử – lời người dịch). Nhưng dưới chính quyền Maduro, các tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ không dễ gì tiếp cận các nguồn tài nguyên này.

Các công ty dầu mỏ của Mỹ đã đầu tư lớn vào Venezuela vào đầu thế kỷ 20, nhưng đã bị phong tỏa sau khi người Venezuela bỏ phiếu quốc hữu hóa ngành công nghiệp này vào năm 1973.

“Nếu bạn giật sập Chính phủ này và dựng lên một Chính phủ mới sẽ tư hữu hóa mọi thứ, sẽ bán hết mọi thứ thì sẽ có nhiều nhiều tập đoàn thu lợi kếch xù và Chính quyền Mỹ sẽ vận hành các tập đoàn này”, cựu Phúc trình viên LHQ cho tờ Độc lập biết.

Với doanh nghiệp Mỹ thì chỉ có kinh doanh. Và đó là những gì mà Mỹ quan tâm. Còn hiện tại thì họ không thể làm ăn gì được tại Venezuela.

Trong báo cáo của mình ông de Zayas bày tỏ lo ngại rằng những kẻ gọi tình hình này là “khủng hoảng nhân đạo” thực chất là đang tìm cách thay đổi chế độ và nhân quyền đang bị vũ khí hóa hòng làm mất uy tín Chính phủ và bùng phát bạo lực.

Còn theo tổ chức Ân xá quốc tế Amnesty Chính phủ Maduro phải chịu trách nhiệm cho “cuộc khủng hoảng Nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước”

“Venezuela đang trải qua một trong những cuộc khủng khoảng nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử. Danh sách các tội ác theo luật quốc tế chống Dân chúng đang gia tăng”, ông Erika Guevara-Rosas, giám đốc Tổ chức Ân xá Châu Mỹ, cho biết vào cuối năm 2018.

“Một điều đáng báo động là, thay vì áp dụng chính các chính sách công hiệu quả để bảo vệ người dân và giảm mức độ bất an, Chính quyền Venezuela đang sử dụng ngôn ngữ chiến tranh để hợp pháp hóa việc sử dụng bạo lực quá mức của sỹ quan và binh lính và trong nhiều trường hợp việc sử dụng vũ lực với ý định gây chết người.” – Erika Guevara-Rosas

Ông De Zayas đề nghị đối thoại giữa cộng đồng quốc tế và Venezuela để làm cho Chính phủ của họ tốt hơn, thay vì siết chặt đất nước bằng cấm vận và đảo chính. Ông đề xuất Venezuela vốn đã giàu tài nguyên thiên nhiên, tự nó có thể phục hồi một khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

“Chìa khóa cho giải pháp của cuộc khủng hoảng là đối thoại và hòa giải. Không gì phi dân chủ hơn một cuộc đảo chính và không gì làm xói mòn luật pháp quốc tế và sự ổn định quốc tế hơn một cuộc can thiệp của một Chính phủ vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác.”, ông De Zayas nói với tờ Độc lập.

“Chỉ có người dân Venezuela mới có quyền quyết định, không phải Mỹ, không phải Anh. Chúng tôi không muốn một cuộc đảo chính lập lại chế độ độc tài Pinochet như năm 1973. Điều khẩn cấp là giúp người dân Venezuela thông qua tình đoàn kết quốc tế – viện trợ nhân đạo chân chính và dỡ bỏ sự phong tỏa tài chính để Venezuela có thể mua bán như bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới – những vấn đề có thể được giải quyết với thiện chí và lẽ thường”

Ông De Zayas đã ký một bức thư ngõ gửi tới Noam Chomsky và hơn 70 học giả cùng chuyên gia khác lên án nổ lực đảo chính do Mỹ cầm đầu chống lại Chính phủ Venezuela.

Ông gọi những diễn biến gần đây là “hoàn toàn phi thực tế”

Cô Russian, nói về cuộc khủng hoảng kinh tế cho biết: “Sẽ là phiếm diện nếu chỉ nhìn thấy những sai lầm hoặc thiếu sót của Chính phủ mà bỏ qua môi trường quốc tế nhiều áp lực mà người dân nước này đang sống”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *