Giê-su có phải là Chúa Trời không ?

Tín đồ Thiên Chúa giáo khẳng định rằng Giê-su cũng là Chúa Trời. Chúng ta hãy xem có chứng lý nào cho những khẳng định này không.

Nếu Giê-su là Chúa Trời thì thật là lạ vì bản thân Ngài chưa bao giờ tuyên bố như thế cả. Chẵng hề có một chổ nào trong Kinh Thánh ghi Giê-su đã đơn giản và rõ ràng nói rằng ‘Ta là Chúa Trời’. Tín đồ Thiên Chúa giáo bèn phản biện rằng Giê-su thường tự xưng, hoặc được gọi, là Con của Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh Thánh trình bày rõ ràng rằng bất cứ ai tốt lành và có lòng tin thì đều đủ tư cách để được gọi là Con của Chúa Trời. Ví dụ, Giê-su gọi Adam là một đứa con của Chúa Trời(Lk, 3:38).

Có một nơi nói về họ rằng “các ngươi không phải là dân của ta” mà phải được gọi là “con của Chúa hằng sống” (Rom, 9:26).

“Hãy yêu thương kẻ thù của ngươi và cầu nguyện cho những kẻ đã ngược đãi ngươi, như thế ngươi có thể được gọi là “con của Chúa ở trên thiên đàng” (Matt, 5:44-45).

Các ngươi đều là con của Chúa Trời thông qua lòng tin nơi Giê-su(Gal, 3:26).

Các ngươi là của Chúa Trời, các ngươi đều là con của Đấng tối cao(Ps, 82:6).

Giê-su chỉ được gọi là “con duy nhất do Chúa Trời sinh ra” nhưng ngay cả điều này cũng không phải là trường hợp độc nhất. Trong các bài Thánh Vịnh, Chúa Trời đã nói với vua David rằng: “Ngươi là con trai của ta, hôm nay ta đã sinh ra ngươi”(Ps, 2:7). Thực ra, Giê-su đã nói rành mạch rằng khi Ngài xưng mình là con của Chúa Trời, ngài không có ý nói ngài là Chúa Trời hay liên hệ gì với Chúa Trời theo ngữ nghĩa thông thường. Khi các tăng lữ Do Thái chỉ trích Ngài dám khẳng định là ngang bằng với Chúa Trời, Giê-su bảo:

Trong luật pháp của các ngươi há chẳng chép rằng “Ta đã phán: ‘các ngươi là các thần’ hay sao ?” Nếu luật pháp gọi những kẻ được lời Chúa Trời phán đến là các thần, và nếu Kinh Thánh không thể bỏ được thì ta đây, là Đấng Cha đã biệt ra thánh, và sai xuống thế gian, nói: Ta là con Chúa Trời, cớ sao các ngươi cáo ta là nói lộng ngôn ? (Jn, 10:34-36).

Tín đồ Thiên Chúa giáo sẽ phản bác rằng trong những trích dẩn trên, cụm từ ‘con của Chúa’ này không viết hoa, còn khi Giê-su khằng định là “Con của Chúa” thì cụm từ nầy được viết hoa. Tuy nhiên, ta biết rằng những chữ viết hoa để làm cho một cụm từ nổi bật, hay để nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó, là một canh tân của chữ Anh hiện đại. Trong tiếng Hy Lạp cổ và tiếng Aramaic, ngôn ngữ mà Tân Ước được viết, chữ hoa không bao giờ được dùngvà vì thế không có sự khác biệt nào giữa “con của chúa” và “Con của Chúa” cả. Tín đồ Thiên Chúa giáo làm ồn lên về những khẳng định rằng Giê-su là một con của Chúa Trời nhưng như chúng ta thấy, điều nầy tuyệt đối chẳng có gì độc đáo cả.

 

Ba ngôi Thiên Chúa

Tín đồ Thiên Chúa giáo có thể khẳng định rằng thuật ngữ “con của Chúa” được dùng trong Kinh Thánh theo hai cách: thứ nhất là như tước vị của một nhân vật linh thiêng, và thứ nhì là dùng cho chính người con thật của Chúa Trời, tên là Giê-su, người đã ở với Chúa Trời trên thiên đàng trước khi xuống trần thế. Nhưng ngay cả trong nghĩa thứ hai này Giê-su cũng không phải độc nhất. Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Chúa Trời có nhiều con trai ở trên thiên đàng với Ngài, và sau này sẽ xuống trần gian sống với loài người như Giê-su đã sống vậy.

Khi loài người bắt đầu gia tăng và tràn lan khắp trái đất nầy, và những đứa con gái được họ sinh ra, thì các con trai của Chúa Trời thấy con gái loài người xinh đẹp nên các con trai của Chúa Trời bèn lấy những phụ nữ mà họ chọn(Gen, 6:1-3).

Trong Kinh Thánh, Giê-su được gọi là Con của Người hơn 80 lần. Kinh Thánh lại cũng nói trong con mắt của Chúa Trời thì Con của Người chẵng đáng gì hơn là một con sâu (Job, 25:6). Làm sao tín đồ Thiên Chúa giáo có thể khẳng định được Con của Người là Chúa Trời khi Kinh Thánh đã nói Con của Người chẵng hơn gì một con sâu? Thế rồi tín đồ Thiên Chúa giáo lại khăng khăng rằng Giê-su được gọi là Đấng Cứu thế dù tước vị “Đấng Cứu thế” nầy cũng chẳng có gì đặc biệt. Từ messiah(Đấng Cứu thế) trong tiếng Do thái cổ được dịch sang tiếng Hy lạp là christos đơn giản chỉ có nghĩa “kẻ được xức dầu”, nhằm ám chỉ bất kỳ ai được Chúa Trời phái đến để giúp đỡ dân Do Thái. Ngay cả một người phi-Do Thái cũng đôi lúc có thể được gọi là một Đấng Cứu thế. Kinh Thánh thậm chí còn gọi kẻ ngoại đạo dân Ba Tư, Vua Cyrus, là một Đấng Cứu thế vì ông ta đã cho phép người của Chúa Trời quay về quê hương của họ (Is, 45:1). Vì thế, chỉ vì Giê-su được gọi là Đấng Cứu thế thì không chứng minh được ngài là Chúa Trời. Thực ra, trong suốt cuốn Kinh Thánh, Giê-su đã làm rõ điều đó, rằng Ngài không phải là Chúa Trời. Khi có người gọi Giê-su là ‘sư phụ giỏi’, Ngài nói:

Tại sao các ngươi gọi ta giỏi? Không ai giỏi chỉ trừ có Chúa Trời(Lk, 18:19).

Vậy nếu Giê-su là Chúa Trời thì tại sao Ngài lại từ chối rằng Ngài tài giỏi? Chúng ta cũng nghe nói rằng Giê-su cầu nguyện, nhưng nếu Ngài đã là Chúa Trời thì tại sao lại cần cầu nguyện với chính mình? Và khi Giê-su cầu nguyện, Ngài nói với Chúa, “không phải ý nguyện con mà là của ngài.”(Lk, 22:42). Hoàn toàn rõ ràng là Giê-su đang tạo ra một sự khác biệt giữa ý nguyện của Chúa và của riêng mình. Giê-su bảo rằng chưa hề có ai thấy được Chúa(Jn, 1:18), có nghĩa là khi người ta thấy Giê-su thì không phải họ thấy Chúa Trời. Một lần nữa Giê-su nói Ngài chẵng thể làm gì mà không có Chúa Trời.

Ta nói thật với các ngươi, người Con không thể tự làm điều gì, nó chỉ làm được điều mà nó thấy Cha làm(Jn, 5:19).

Tự ta chẳng có thể làm gì; ta chỉ phán xét theo những gì ta nghe và phán xét của ta là đúng, vì ta không tìm cách làm hài lòng ta mà làm hài lòng Ngài, người đã phái ta đi(Jn, 5:30).

Ta chẳng thể tự mình làm gì cả ngoài chuyện nói đúng cái mà Cha đã dạy cho ta(Jn, 5:28)

Nếu Giê-su là Chúa Trời, Ngài đã có thể làm điều gì Ngài muốn, và trong những đoạn trên cũng như trong hàng tá những đoạn khác, Ngài đã làm rõ như thủy tinh rằng Ngài là một thứ và Chúa Trời là một thứ khác. Khi Giê-su nói “Cha vĩ đại hơn ta”(Jn, 14:28) thì rõ rằng Ngài không vĩ đại bằng Chúa Trời và, do đó, khác với Chúa Trời. Ngài nói:

Những ai nói một chữ chống lại Con của Người sẽ được tha thứ, nhưng ai báng bổ chống lại Chúa Thánh Thần sẽ không được tha thứ (Lk 12:10).

Như vậy, vì tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Giê-su và Chúa Thánh Thần là một (Chúa Ba ngôi: Tam vị nhất thể), nên báng bổ người này là báng bổ người kia. Vậy thì tại sao, theo câu trích Kinh Thánh ở trên, chống Giê-su thì được tha thứ mà chống Chúa Thánh thần thì không được tha thứ ? Câu Kinh Thánh sai hay lý thuyết “Ba Ngôi Là Một” sai?

Trong Kinh Thánh, chúng ta nghe nói không ai do đàn bà sinh ra mà tinh sạch cả(Job, 25:4). Giê-su do bà Mary, một người đàn bà, sinh ra, vậy thì Ngài phải không tinh sạch. Nếu Giê-su không tinh sạch thì làm sao ngài có thể là Chúa Trời được?


Cảnh giáng sinh quen thuộc mô tả sự ra đời của Chúa Jêsus.

Chúng ta lại nghe nói Giê-su chết ba ngày trước khi thăng thiên. Làm sao Chúa Trời lại có thể chết được ? Ai chăm sóc bảo quản thế giới trong thời gian ba ngày Ngài chết?

Giê-su đã nói lúc tận thế Ngài sẽ ngồi bên tay phải của Chúa để phán xét loài người(Lk, 22:69). Nếu Giê-su và Chúa Trời cùng là một thực thể (ba ngôi là một), làm sao điều một người ngồi bên phải của chính mình lại có thể xảy ra được? Rõ ràng cả hai là tách bạch và khác biệt. Nhưng theo Thánh Vịnh thì David được mô tả ngồi bên tay phải Chúa (Ps, 110:1), vậy thì David là Giê-su à ? .

Chúng ta lại nghe nói Giê-su đứng giữa Chúa Trời và con người. Tại vì chỉ có một Chúa và một đấng trung gian giữa Chúa và con người, đấng đó là con người Giê-su(1 Tim, 2:5).

Đoạn này rõ ràng chỉ rằng Giê-su không phải là Chúa Trời, vì nếu Ngài là Chúa Trời, làm sao Ngài có thể đứng giữa chính mình và con người? Không những thế, đoạn nầy còn cụ thể gọi Giê-su là một “con người”(xem thêm Acts, l7:3-31).

Phúc Âm của Matthew và Luke (Matt, 1:16 và Lk, 3:23) liệt kê danh sách tên cha, tên ông nội, tên ông cố … và nhiều thế hệ trước của Giê-su. Nếu Chúa Trời thực sự là cha của Giê-su, chẳng hóa ra Chúa Trời là con cháu của những ông nội ông cố .. mà Thánh Kinh đã liệt kê sao?

Tín đồ Thiên Chúa giáo cứ mãi mãi khẳng định rằng Giê-su là Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng là con của Chúa Trời. Nhưng làm sao có thể như thế được? Làm sao một người cha, vừa là con của mình, vừa đồng thời là chính mình? Và để làm cho tình trạng rối tung lộn xộn hơn, người ta thêm vào Chúa Thánh thần, để sau đó, yêu cầu chúng ta tin rằng ba vị Giê-su, Chúa Cha và Chúa Thánh thần thì vừa khác nhau nhưng lại vừa là một!

Khẳng định của tín đồ Thiên Chúa giáo rằng Giê-su là Chúa Trời thì mâu thuẫn với Thánh Kinh, chống lại lương tri thông thường và làm nảy sinh nhiều vấn đề luận lý. Ngược lại, nếu chúng ta nhìn Giê-su như tự thân Ngài, một nhà cải cách và một nhà tiên tri, thì chẳng có một vấn đề nào cả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *