Giải mã “cờ đỏ búa liềm”

Nhiều người hiểu lầm rằng biểu tượng búa liềm của Đảng Cộng sản hay hình ảnh cờ đỏ sao vàng trên quốc kỳ Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực ra không phải hoàn toàn như vậy. Đây là biểu tượng quốc gia chủ yếu của Liên Xô, nó xuất hiện trên quốc kỳ của Liên Xô, và sau đó mới trở thành một trong những biểu tượng chủ yếu của phong trào cộng sản, và được nhiều đảng cộng sản các quốc gia khác nhau sử dụng rộng rãi.

Từ thời Trung Cổ, búa đã dần dần trở thành một biểu tượng sử dụng rộng rãi nhất cho nhiều nghề nghiệp khác nhau. Rất nhiều biểu tượng kỹ thuật thường gồm hai cái búa bắt chéo, hoặc một búa và một công cụ nghề nghiệp khác – cờ lê, rìu, cuốc, vân vân… Các tổ chức vô sản Tây Âu bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX đã chọn búa là biểu tượng giai cấp của mình. Còn liềm là công cụ lao động phổ biến nhất của nông dân – họ sử dụng cho cắt cỏ, cắt lúa từ thời cổ đại. Biểu tượng búa liềm thể hiện sự thống nhất của công nhân và nông dân. Búa và liềm là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, nhưng thời Marx chưa có biểu tượng như thế.

Cách mạng tháng Mười năm 1917 cũng dẫn đến việc hủy bỏ các biểu tượng cũ của nước Nga Sa hoàng. Những người bôn-sê-vich cố gắng rũ bỏ các biểu tượng cũ, và thông qua các biểu tượng mới của mình càng nhanh càng tốt. Cụ thể, một biểu tượng mới đã được lan tỏa rất nhanh – đó là lá cờ đỏ. Theo ý kiến các chuyên gia, màu đỏ là màu của lửa và máu, từ rất lâu đã là biểu tượng của cuộc đấu tranh những người bị áp bức với những kẻ áp bức – nô lệ và chủ nô, nông nô và phong kiến, vô sản và tư sản. Trong thế kỷ XIX, giai cấp vô sản Tây Âu đã chiến đấu vì quyền và cuộc sống của mình dưới những lá cờ đỏ. Lá cờ đỏ đã trở thành biểu tượng chính của Công xã Paris năm 1871, của các chiến sĩ công xã mơ ước về một xã hội tự do và công bằng.

Ở Nga, lá cờ đỏ xuất hiện lần đầu như một dấu hiệu của phong trào cách mạng là vào năm 1876 ở Peterburg trong một cuộc mít tinh do tổ chức dân túy “Đất và tự do” tiến hành. Từ đó, lá cờ đỏ luôn song hành với mọi cuộc đấu tranh cách mạng của người lao động Nga; cờ đỏ tung bay trên các chiến lũy và trên các con tầu cách mạng. Năm 1905 lá cờ đỏ đã được kéo lên trên chiến hạm “Potemkin”. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nước Nga đón tháng hai năm 1917 với những lá cờ đỏ của các đoàn biểu tình, trên các tòa nhà, gửi ra mặt trận Thế chiến I. Và sau những sự kiện tháng Mười năm 1917 thì màu đỏ của cách mạng cũng không hề thay đổi.

Biểu tượng búa liềm được chính phủ nước Nga Xô-viết thông qua vào cuối tháng 3 – đầu tháng 4/1918. Lần đầu tiên biểu tượng búa liềm được khắc trên con dấu của Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô-viết vào tháng 7/1918. Tháng 10 năm 1918 lá cờ đỏ Xô-viết đã được kéo lên trên điện Kremlin ở Moskva. Tới tháng 11 năm 1918 trên các quảng trường Moskva đã diễn ra việc đốt các biểu tượng của chế độ Sa hoàng, trong đó có cả các lá cờ ba màu.


Quốc kỳ Liên Xô trong giai đoạn 1923-1955

Quốc kỳ Liên Xô – Wikipedia tiếng Việt
Quốc kỳ Liên Xô sau năm 1955 (biểu tượng búa liềm được chỉnh sửa với những nét đặc trưng riêng)

Ngày 30/12/1922, đại hội các Xô+viết toàn quốc đã thông qua tuyên bố về sự ra đời của Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô, như người Việt ta quen gọi). Theo như Hiến pháp Liên Xô năm 1924, thì quốc kỳ Liên Xô là lá cờ đỏ hoặc đỏ thắm hình chữ nhật, với góc trên cạnh cán cờ là biểu tượng búa liềm vàng, và trên đó là ngôi sao đỏ năm cánh viền vàng. Tới năm 1936 thì Hiến pháp Liên Xô quy định kích cỡ lá cờ: chiều dài gấp đôi chiều rộng. Sau đó còn một loạt chỉnh sửa nhỏ liên quan đến hình thức, như vị trí của biểu tượng búa liềm, đầu nhọn của liềm, vân vân. Đó là quốc kỳ Liên Xô, tồn tại đến năm 1991, và là một trong ba biểu tượng quốc gia của Liên Xô trong suốt thời kỳ tồn tại của mình – quốc kỳ, quốc huy và quốc ca.

Về cờ của Trung Hoa Cộng Sản, David Martucci, 1997-February-25 viết như sau: “Không rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng bao nhiêu loại cờ trong chiến tranh thế giới II và đến năm 1949, nhưng Hồng Vệ Binh đã dùng lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng sau khi nước Nhật bại trận, trong suốt thời kỳ nội chiến. Tôi không chắc chắn về thời gian, nhưng ở một điểm nào đó, tôi nghĩ nó phải sau năm 1949…”  ( trong http://www.crwflags.com/fotw/Flags/cn-csr.html)

Trên http://en.wikipedia.org/wiki/Chinese_Soviet_Republic có ghi: …sau khởi nghĩa Vũ Xương (1927) bị thất bại (Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền), năm 1931, ĐCS Trung Quốc thành lập chính quyền Xô Viết, thì thấy cờ của chính quyền Xô Viết Trung Hoa xuất hiện như sau: cờ nền đỏ, phía trên bên trái có ngôi sao vàng rỗng ruột ngồi lên đầu búa liềm vàng, bên phải phía dưới có 2 chữ Hán màu vàng   và 1 loại cờ chiến của ĐCS Trung Quốc ra đời năm 1935, nền đỏ, có ngôi sao năm cánh ở giữa, bên trong có hình búa liềm đen theo kiểu Xô Viết Nga, cột dọc bên trái có hàng chữ Hán màu đen. Nó bị bỏ từ năm 1937 khi ĐCS Trung Quốc tham gia liên quân kháng Nhật:  hai lá cờ này, có tiêu đề là Cờ chiến của Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa: phía trên bên trái có ngôi sao vàng nhỏ, chính giữa là búa liềm vàng

và 1 loại cờ chiến của ĐCS Trung Quốc ra đời năm 1935, nền đỏ, có ngôi sao năm cánh ở giữa, bên trong có hình búa liềm đen theo kiểu Xô Viết Nga, cột dọc bên trái có hàng chữ Hán màu đen. Nó bị bỏ từ năm 1937 khi ĐCS Trung Quốc tham gia liên quân kháng Nhật:

hay lá cờ này, có tiêu đề là Cờ chiến của Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa: phía trên bên trái có ngôi sao vàng nhỏ, chính giữa là búa liềm vàng

Như vậy, sau năm 1949, Trung Quốc mới dùng cờ năm sao 1 cách chính thức:


ngay cả 1 loại cờ na ná (phía trên) thì cũng được khẳng định là chỉ có từ sau năm 1949 – 1 khoảng cách rất xa sau khi quốc kỳ Việt Nam – cờ đỏ sao vàng năm cánh chính giữa – ra đời vào năm 1940, được Quốc dân Đại hội công nhận là Quốc kỳ năm 1945.

Tổng hợp và dịch từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau trên mạng Internet.

Hà Lê – Hoài niệm Liên Xô (Ностальгия СССР)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *