Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley ngày 19/6 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHCR).
UNHCR được thành lập vào năm 2006 và được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Liên Hiệp Quốc trừ Mỹ, Israel, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống và Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng. Thậm chí chính quyền Tổng thống George W. Bush khi đó đã tẩy chay cơ quan này và phải đến thời của Tổng thống Barack Obama, Mỹ mới tham gia hội đồng. Mỹ cũng là thành viên đầu tiên tự rút khỏi UNHCR kể từ khi thành lập.
Việc này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đối mặt với nhiều chỉ trích ngăn trẻ em đoàn tụ với gia đình tại biên giới Mỹ – Mexico. Ngày 18/6, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein đã kêu gọi Washington dừng ngay chính sách “táng tận lương tâm” này.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo rút khỏi UNHRC tại Washington ngày 19-6 – ảnh: REUTERS
Lý do Mỹ rút khỏi UNHRC?
Phát biểu từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Haley chỉ trích Nga, Trung Quốc, Cuba và Ai Cập cản trở những nỗ lực của Mỹ nhằm cải cách hội đồng. (Một trong những “cải cách” mà Mỹ mong muốn Hội đồng Nhân quyền thực hiện là khả năng xóa bỏ tư cách của một thành viên ra khỏi tổ chức này trở nên “dễ dàng” hơn thay vì việc cần ít nhất 2/3 thành viên hội đồng đồng ý.)
Bà Haley đồng thời chỉ trích các quốc gia thành viên và cho rằng “sự không công bằng và thái độ thù địch bất tận với Israel là bằng chứng rõ ràng cho thấy hội đồng đang bị chi phối bởi các yếu tố chính trị, không phải vấn đề nhân quyền”. Nước Mỹ đang cảm thấy “xấu hổ” vì những hành động của tổ chức này được đánh giá là “ngược đãi” với Israel- một đồng minh quan trọng của Washington tại Trung Đông. Đặc biệt là hội đồng nhiều lần lên án Israel sử dụng bạo lực chống lại người dân Palestine ở dải Gaza và West Bank.
Theo giới phân tích, tính cả lần Mỹ quyết định rút ra khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) trước đó, thì quyết định ngày 19/6 của nước Mỹ vẫn có chung một mục đích- đó là “vì bạn, vì mình”.
Ngày 6/12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ về thành phố này. Quyết định này đang gây phẫn nộ chưa từng có không chỉ ở Palestine, các nước Ả rập và thế giới Hồi giáo mà còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, kể cả những nước đồng minh thân cận của Mỹ

Trước đó, tháng 10 năm ngoái, Mỹ cũng đã rút ra khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) khi cho rằng tổ chức này đã bị chính trị hóa và trở thành một diễn đàn có thành kiến và xu hướng chống lại Israel.
Việc Mỹ rút khỏi cả 2 tổ chức của Liên Hợp Quốc một lần nữa cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối của nước Mỹ đối với người bạn Trung Đông “đặc biệt” của mình. “Vì bạn”, song quyết định mới của Mỹ cũng được giới phân tích cho là vì mục đích có lợi cho “bản thân” nước Mỹ, khi nó được đưa ra đúng thời điểm Chính quyền Tổng thống Donald Trump là mục tiêu của những chỉ trích gay gắt từ các tổ chức nhân quyền vì chia cắt gần 2.000 trẻ em khỏi cha mẹ tại khu vực biên giới với Mexico trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn vấn đề nhập cư bất hợp pháp.
Quan hệ Israel-Mỹ
Có thể nói ngay rằng quan hệ Israel-Mỹ là một quan hệ song phương đặc biệt có một không hai trong chính trường quốc tế trong hơn nửa thế kỷ qua. Israel là quốc gia nhận nhiều viện trợ kinh tế quân sư nhất từ Mỹ.Trung bình mỗi năm Mỹ viện trợ trực tiếp cho Israel chừng 3 tỉ dollars, với dân số chỉ hơn 6 triệu người, mức viện trợ như vậy tính ra mỗi người dân Israel được hưởng gần 500 dollars/năm
Đặc biệt hơn nữa là trong khi các quốc gia khác nhận viện trợ theo từng tam cá nguyệt, Israel được nhận trọn gói ngay từ đầu năm. Về viện trợ quân sự, các quốc gia nhận viện trợ chỉ được phép xử dụng tiền viện trợ ngay trên đất Mỹ; nghĩa là phải mua lại quân trang, quân dụng, vũ khí từ các công ty Mỹ. Trong khi đó Israel lại được quyền xử dụng 25% tài khoản viện trợ quân sự để tài trợ cho kỹ nghệ quốc phòng của riêng mình, đồng thời không cần báo cáo cho phía Mỹ cách thức chi tiêu ngân khoản viện trợ quân sự Israel đã nhận.

Mỹ cũng ưu tiên tài trợ cho Israel trong việc chế tạo các loại vũ khí tối tân, được tham khảo bản vẽ các loại vũ khí mới, như bản vẽ phi cơ trực thăng Blackhawk hoặc phản lực cơ F16 chẳng hạn. Nổi bật nhất là Mỹ đã làm ngơ cho Israel nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử, đã tìm cách ngăn cản không cho khối Arabs đưa vấn đề nguyên tử của Israel ra trước Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency).
Về mặt ngoại giao, Mỹ đã dùng quyền phủ quyết (veto) nhiều lần tại Hội Đồng Bảo An LHQ để bảo vệ cho Israel trước những nghị quyết bất lợi của Hội Đồng này. Mỹ cũng luôn đứng về phiá Israel trong tất cả các cuộc xung đột từ trước đến nay giữa nước này và các quốc gia Arab và dân Palestine. Mỹ cũng ngay cả ủng hộ Israel trong việc chiếm đóng, một cách bất công và trái phép, West Bank và Gaza strip, của người Palestien trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967.
Lý do công khai của việc Mỹ ủng hộ Israel
Một cách chính thức, các giới chức và dư luận báo chí Mỹ thường đưa ra các lý do sau đây để giải thích cho mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Israel:
1 – Israel là Đồng minh Chiến lược: Đây là lý do đầu tiên được chính giới Mỹ viện dẫn nhiều lần, nhất là các nghị sĩ, dân biểu trong Quốc Hội. Trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh, Israel là một đồng minh quan trọng trong việc ngăn chận sự lan tràn ảnh hưởng của Liên Sô vào Trung Đông. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel với sự viện trợ của Mỹ đã chiến thắng Egypt và Syria do Liên Sô hậu thuẫn. Cuộc chiến này là một nỗi nhục nhã cho các nước Arabs, đồng thời làm sút giảm uy tín của Liên Sô trong vùng. Israel cũng là một nguồn tình báo quan trọng cho Mỹ trong việc theo dõi các hoạt động quân sự của Liên Sô.
Uỷ ban American-Israel Publich Affair Committee (AIPAC) đã từng cho rằng: “Mỹ và Israel đã hình thành một sự hợp tác đặc thù để đáp ứng với những đe dọa chiến lược đang gia tăng ở Trung Đông… Nỗ lực hợp tác này mang lại những lợi ích quan trọng cho cả hai bên “ . Điều đó ám chỉ về vai trò vị trí tiền tiêu của Israel trong thế chiến lược của Mỹ ở Trung Đông giữa khối dân Arabs đông đảo.
2 – Ủng hộ một nước nhỏ bị bao vây giữa các nước lớn ở chung quanh, một dân tộc đã bị bách hại nặng nề trong Đệ Nhị Thế Chiến dưới chế độ Đức Quốc Xã. Dư luận Mỹ luôn đem so sánh mối tương quan Israel-Arabs với thế đối địch bất cân xứng giữa chàng tí hon Davis và người khổng lồ Goliath trong Cựu Ước Kinh. Cuộc tàn sát, có tên là Holocaust, theo đó chế độ Hitler được báo cáo là đã giết 6 triệu người Jews, đã được các học giả Mỹ xử dụng như là nền tảng đạo đức của việc phục hồi và bảo vệ nước Israel cho người Do Thái.
(Một chi tiết nhỏ cần lưu ý là ở Mỹ và các nước Âu Châu, một người có thể công khai tuyên bố tại nơi công cộng là: “không có Chúa, hay Thượng Đế!” mà không gặp bất cứ một rắc rối pháp lý nào cả. Nhưng nếu tuyên bố rằng: “không hề có Holocaust!” là chắc chắn sẽ bị phiền phức, phải ra toà và không chừng còn bị tù. Không hiểu tại sao như vậy?)
3 – Ủng hộ một chế độ Dân chủ: Một lý do chính trị khác trong việc Mỹ hậu thuẫn cho Israel là vì dư luận Mỹ cho rằng Israel là chế độ dân chủ tiến bộ, mẫu mực nhất ở Trung Đông, cần phải bảo vệ cho chế độ ấy tồn tại giữa sự bao vây của các chế độ chuyên chế trong vùng.
4 – Người Jews là một dân tộc hiếu hoà, thông minh, có một lịch sử lâu đời. Do Thái Giáo có mối quan hệ rất gần gũi với các tôn giáo lớn của Tây Phương như Công Giáo, Tin Lành, v.v… Trong khi đó dưới mắt dư luận Mỹ, các dân tộc Arabs thường hiếu chiến, bạo động, có khuynh hướng khủng bố, kém ý thức dân chủ, và nhất là theo Hồi Giáo; một tôn giáo có một lịch sử lâu dài đối địch với Ki-tô Giáo.
Trên đây là những lý do mà chính khách, học giới và truyền thông Mỹ, từ suốt mấy chục năm qua, thường dùng để công khai biện minh cho mối quan hệ hữu nghị có một không hai Mỹ-Israel. Tuy nhiên, phân tích kỹ, người ta không khỏi không thấy những điểm gượng gạo trong các lý do trên.
Chẳng hạn, vai trò đồng minh chiến lược có thể ít nhiều có giá trị trước đây khi khối Cộng Sản Liên Sô còn tồn tại. Nhưng, ngay ở điểm này cũng cần phải chú ý rằng Israel không phải là yếu tố duy nhất ngăn chận sự lan rộng ảnh hưởng của cộng sản trong Vùng; chính là vai trò văn hoá và tôn giáo của khối Ả rập đã làm cho chủ thuyết Marxist-Leninist không xâm nhập được. Hơn nữa, nay Chiến Tranh Lạnh đã kết thúc, khối Liên Sô đã sụp đổ gần hai thập niên rồi, không còn một đối thủ nào dòm ngó, uy hiếp ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông nữa, vậy tại sao sự gắn bó Israel-Mỹ vẫn không thay đổi?
Về chế độ Dân chủ ở Israel thì cũng có nhiều vấn đền chưa được giới truyền thông Mỹ phân tích sâu rộng và vô tư. Những ai đã quen với xã hội hợp chủng ở Mỹ chắc sẽ rất ngạc nhiên và bất bình trước tính cách kỳ thị chủng tộc mạnh mẽ trong xã hội Israel. Chỉ có người Jews chính gốc dựa trên nguyên tắc huyết hệ (the principle of blood kinship) mới thật sự là công dân Israel được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và sự che chở của Nhà Nước. Ngay cả những người Arabs kết hôn với người Israeli cũng không được trở thành công dân Israel và cư trú ở đó. Người Arabs, hiện có đến chừng 1.3 triệu ở Israel, và các dân thiểu số khác ở Israel, chỉ là công dân hạng hai, không được hưởng những quyền sỡ hữu về đất đai ngang với những người Jews. Các thăm dò dư luận giữa dân Israel cho thấy có đến hơn 57% người Jews không chấp nhận sự bình đẳng với các sắc dân khác và chỉ muốn trục xuất tất cả người Arabs ra khỏi lãnh thổ Israel.
Ngoài ra, một báo cáo của Thông Tín Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc (UN Special Rapporteur) ghi ngày 25/8/2008 về tình hình nhân quyền của người Palestine ở trong những vùng Israel chiếm đóng từ cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, cho thấy rằng chính phủ Israel đã có những vi phạm trầm trọng luật nhân quyền quốc tế đối với người Palestine trong vùng lãnh thổ chiếm đóng, nhất là ở vùng West Bank và Gaza. Cuộc chiếm đóng 40 năm của Israel đã tước đi hầu hết những dân quyền căn bản của người Palestine về pháp lý, giáo dục, y tế, kinh tế và văn hoá, gây những hậu quả xã hội nghiêm trọng và lâu dài cho người Palestine.
Những sự kiện trên đây cho thấy rằng dân Jews, hay Israeli, không là dân tộc hiếu hoà, như giới truyền thông Mỹ đã luôn quảng bá. Đúng là họ có một lịch sử lâu dài và rất thông minh, nhưng họ cũng rất hiếu chiến và không kém phần độc ác so với bất kỳ dân Arabs nào khác. Trong những ngày đầu mới thành hình, các tổ chức Zionists của người Jews cũng đã xử dụng sự khủng bố (terrorism) làm phương cách hoạt động để đạt các mục đích của mình, giết hại nhiều thường dân vô tội, hay ngay cả như ám sát Hoà Giải Viên của Liên Hiệp Quốc, kể cả Quận Công Folke Bernadotte năm 1948, chẳng hạn, chỉ vì ông này đề nghị Quốc tế hoá thành phố Jerusalem. Từ ngày lập quốc năm 1948, Israel đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh, nhiều trăm ngàn người Palestine đã bị giết, hàng triệu người khác đã bị tước đoạt hết đất đai, sống tha phương trong các trại tị nạn, nhiều ngàn nhà thờ Hồi giáo trong Vùng đã bị phá huỷ.
Ngoài ra, cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, và sau này cuộc chiến tranh Yom Kippur (tên một ngày lễ của Israel) năm 1973 cho thấy rằng Israel đối với các nước Arabs không phải là một chàng Davis nhỏ nhắn trước một anh khổng lồ Golliah. Sự so sánh đó chỉ đúng trên phương diện dân số và diện tích đất đai lúc đầu vào năm 1948. Nhưng xét trên bình diện khả năng quân sự thì Israel không phải là một nước yếu nhược đứng trước các cường quốc. Trái lại, Israel là một cường quốc nguyên tử với kinh tế phát triển, hoả lực và vũ khí tối tân luôn luôn áp đảo các nước Arabs với vũ khí thô sơ và kinh tế kém phát triển. Điều này trái ngược với lý do thứ 2 nêu ở trên rằng Mỹ phải ủng hộ Israel vì nước này yếu đuối đứng trước sự đe doạ của khối Arabs đông đảo và ở thế mạnh.
Tóm lại, những lý do thường được công khai viện dẫn cho các chính sách của Mỹ đối với Israel là không phù hợp với thực tế, không giải thích được một cách thỏa đáng câu hỏi căn bản về mối quan hệ đặc biệt của hai quốc gia.
Thực chất mối quan hệ Mỹ – Israel?
Những phân tích khách quan các sự kiện lịch sử cho thấy có hai khía cạnh khác, sâu xa và kín đáo hơn, ít được công luận biết đến, của mối quan hệ Mỹ-Israel, đó là:
1- Mỹ muốn chế ngự Trung Đông và kho dầu lửa của nó, và để đạt mục đích đó, Mỹ đã xử dụng con bài Israel trong chiến lược cân bằng quyền lực từ xa (off-hand balance of powers); chiến lược này ít ra đã áp dụng được cho đến khi chiến tranh Iraq xảy ra năm 2003, khi Mỹ phải trực tiếp can thiệp.
2 – Do tham vọng tái lập một nước Isreal Lớn , người Do Thái đã nỗ lực vận động hành lang (Jewish Lobby) để hướng dư luận và chính sách của Mỹ vào mục tiêu đó.
Khống chế Trung Đông
Động lực chính yếu khiến Mỹ luôn xem trọng và quyết tâm duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Israel, đó là độc tôn khống chế nguồn dầu lửa ở Trung Đông. Đó cũng là nền tảng trong chính sách của đế quốc Anh trong thập niên đầu của thế kỷ 20 đối với khối Arabs trong Vùng. Vì động cơ đó, Mỹ cần đến Israel như một căn cứ tiền tiêu trong việc chống lại các trào lưu quốc gia (nationalism) của các nước Arabs, gây xáo trộn, làm suy yếu và chia rẽ giữa các quốc gia này, kìm hãm đà phát triển kinh tế, ngăn cản họ đoàn kết chặt chẽ lại thành một khối trên căn bản tôn giáo chung, Muslim, để bảo vệ nguồn tài nguyên dầu hỏa, là máu của nền văn minh thế giới hiện đại. Sự hùng mạnh và đoàn kết của các nước Arabs theo chủ nghĩa quốc gia bị xem là mối đe doạ nghiêm trọng cho sự khống chế của Mỹ đối với chính tình và nguồn dầu lửa ở Trung Đông.
Đệ nhị thế chiến đã làm cho Âu Châu, ở cả hai phe, suy sụp hoàn toàn. Vị thế bá chủ của đế quốc Anh cũng dần dà biến mất, nhường chỗ cho siêu cường đang lên là Mỹ. Cuộc chiến đã làm cho Anh quốc gần như phá sản, mắc một số nợ lớn; trong lúc Mỹ lại trở thành chủ nợ hầu như của tất cả các cường quốc của khối Đồng Minh. Anh đành phải nhường dần điạ vị của mình cho Mỹ. Cùng với việc phát hiện ra Arab Saudi và mối quan hệ đặc biệt giữa Tổng Thống Mỹ Roosevelt và vua Abdul Aziz Saud, Mỹ đã khống chế được một vựa dầu lớn. Trong số 7 công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới từ trước đến nay, người ta còn gọi là “7 chị em” (seven sisters), thì Mỹ đã chiếm hết 5. Đó là Mobil, Exxon, Texaco, Chevron và Gulf Oil. Hai công ty kia là BP (British Petroleum) and Shell của Anh. Dầu hỏa, như vậy, mang dấu ấn rất nặng của văn minh Anglo-Saxon. Những công ty dầu hỏa này đôi lúc còn được gọi là Big Oils, kiểm soát hầu như toàn bộ dầu hoả rẻ tiền của Trung Đông, cung cấp dầu cho toàn thế giới.
Sau Đệ nhị Thế chiến, với kế hoạch Marshall, 5 công ty dầu của Mỹ trở thành độc quyền cung cấp dầu cho Âu châu. Các quốc gia Âu châu, trái lại không được dùng tiền của kế hoạch để xây dựng nhà máy lọc dầu riêng cho mình. Sự độc quyền đó đã giúp cho Big Oils thu được những lợi nhuận khổng lồ. Điều này đóng góp vào sự cực thịnh của kinh tế Mỹ trong thập niên 1950s. Nhờ vào giá dầu quá rẻ mà hệ thống xa lộ liên bang ra đời dưới đạo luật National Defense Highway Act. Cùng với hệ thống giao thông là kỹ nghệ xe hơi bùng phát với những công ty xe hơi lớn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kinh tế Mỹ, đến độ bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Wilson, đã có câu nói bất hủ: “Cái gì tốt cho General Motors thì cũng tốt cho nước Mỹ” (What’s good for General Motors is good for America) (General Motors là một hãng chế tạo xe hơi lớn của Mỹ).
Bảo vệ nguồn dầu hỏa Trung Đông, như vậy, là rất quan trọng, trở thành sợi chỉ xuyên suốt lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông trong hơn nửa thế kỷ nay. Có thể tìm thấy rất nhiều dấu vết của động cơ ấy qua chính sách của Mỹ trong thời gian ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến đối với Iran, phản ứng trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, cuộc chiến Iran-Iraq, cuộc chiến vùng Vịnh 1991, cuộc chiến Iraq 2003 và trong quá trình cuộc xung đột Israel-Palestine.
Quan điểm của Mỹ về Trung Đông được tóm tắt trong học thuyết Carter. Vị TT này từng tuyên bố năm 1980: “Bất cứ toan tính của một lực lượng bên ngoài nào nhằm kiểm soát vùng Vịnh sẽ bị coi như là một hành động tấn công vào quyền lợi sống còn của Mỹ, sẽ bị đẩy lùi bằng mọi phương cách cần thiết, kể cả bằng quân sự”.