Cậu bé bị buộc dây vào cửa sổ, phía sau là cả một câu chuyện

Bức ảnh cậu bé bị buộc dây vào cửa sổ mấy ngày qua đã gây bão với hàng trăm lượt share và cả rừng phẫn nộ. Nhất là vẫn trong tâm bão 231 cái tát khiến nhiều người “hăng say” lên án, chửi rủa.

Nhưng. Nhưng hôm nay, trên Vnexpress có bài tường tận về bức ảnh này. Khi mọi việc đã sáng tỏ, nhiều trang Facebook đã tự động gỡ bài xuống nhưng cũng không đính chính lại câu chuyện. Đây cũng không phải lần đầu cư dân mạng “auto” chửi rồi mới nhận ra mình đã chửi sai.

Ở cái thời đại tin tức nhanh như ánh sáng, người đưa tin chỉ cần tin hot và đăng sớm chẳng cần kiểm chứng thì người đọc “việt vị” là chuyện cơm bữa. Nhưng giá như khi biết mình sai, chúng ta nên có trách nhiệm nói lại cho rõ cùng một lời xin lỗi. Chỉ tiếc rằng dường như ít ai làm vậy. Và cũng như với câu chuyện này, bức ảnh này, hẳn nhiều người vẫn chắc mẩm đây là vụ bạo hành trẻ em, đặc biệt lại là trẻ tự kỷ. Và tên tuổi 2 giáo viên kia chắc chắn cũng bị xếp vào hàng 231 cái tát hay cho học sinh uống nước giẻ lau bảng..

 

                        Bé trai tên Phát bị giáo viên buộc dây vào cổ áo, cột vào thanh sắt cửa sổ ở phòng riêng.

 

Theo Vnexpress, bé trai tên Phát, đang theo học tại trường Mầm non B Trực Đại (huyện Trực Ninh, Nam Định), đã bị giáo viên buộc dây vào cổ áo, cột lên song sắt cửa sổ. Theo báo cáo của Phòng Giáo dục Trực Ninh ngày 29/11, Phát bị rối loạn phổ tự kỷ/chậm phát triển, có giấy xác nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé cũng bị câm điếc, hay hú hét chạy nhảy, giẫm vào người, cắn tay các bạn và cô giáo.

“Lúc cháu tăng động quá, cô giáo đã buộc dây vào như vậy”, báo cáo nêu.

Làm việc thực tế tại địa phương, nhà trường, Phòng Giáo dục huyện xác định hai giáo viên buộc dây, cột học sinh vào cửa sổ nhằm đảm bảo an toàn cho Phát và các học sinh khác. Hai cô phụ trách lớp được đào tạo bài bản, một cô 30 năm công tác, được phụ huynh học sinh yêu quý.

“Tuy nhiên, các cô thiếu kinh nghiệm giáo dục trẻ tăng động, tự kỷ nên ứng xử không chuẩn mực, gây phản cảm. Giáo viên đáng trách nhưng không ác ý, bản thân các cô rất vất vả khi nhận trông trẻ học hòa nhập”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, ông Cao Xuân Hùng nói.

Ông Hùng cho biết, trường Mầm non B Trực Đại rất ngại tiếp nhận bé Phát bị tự kỷ, câm điếc vào học hòa nhập, vì thiếu chuyên môn chăm sóc. Nhưng thấy hoàn cảnh của bé đáng thương, bố mất sớm, mẹ bỏ đi, phải ở cùng bà không có nghề nghiệp, nhà trường đã chấp nhận nuôi dạy trẻ.

Điều đó cho thấy nhà trường không phải trường chuyên biệt nuôi dạy trẻ khuyết tật và hai giáo viên trong câu chuyện không hề có chuyên môn chăm sóc trẻ khuyết tật nhưng vì thương cho hoàn cảnh gia đình của em nên mới chấp nhận nuôi dạy trẻ.

Các cô ấy rất đáng thông cảm bởi nếu không giữ đc cháu thì các bạn khác trong lớp có thể bị nguy hiểm. Tôi đã nhìn thấy trẻ tự kỉ ko kiểm soát đc hành vi mà gây nguy hiểm cho những người xung quanh, chúng ta phải ở trong hoàn cảnh của các cô mới biết vất vả khổ cực như thế nào.

“Đây là sự việc đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy và niềm tin của nhân dân… Phòng Giáo dục nghiêm túc nhận trách nhiệm, yêu cầu Ban giám hiệu, giáo viên kiểm điểm và kỷ luật theo quy định. Chúng tôi mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của xã hội đối với giáo viên mầm non dạy trẻ khuyết tật”, Trưởng phòng Giáo dục huyện Trực Ninh, ông Đặng Xuân Hữu nói. Hiện em Phát vẫn đến lớp học, tâm lý ổn định. Ông Hữu cho biết sẽ tìm cách đưa bé Phát vào trường chuyên biệt, giúp trẻ được chăm sóc phù hợp.

Vậy đấy, tâm lý đám đông, tát nước theo mưa khi chưa hiểu rõ tường tận sự việc đang dần trở thành một thói quen “xấu xí” của người Việt. Thiết nghĩ, ngày nay chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo hơn và sự tỉnh táo trước những thông tin tràn lan trên không gian mạng, tránh để lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng, để lại những hệ lụy đau lòng và đáng tiếc mà chúng ta không hề mong muốn và cũng cũng không thể kiểm soát được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *