KHMER ĐỎ LÀ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN DIỆT CHỦNG? MỘT SẢN PHẨM XUYÊN TẠC CỦA PHƯƠNG TÂY
(tiểu đề do người dịch đặt). Ngô Mạnh Hùng lược dịch và trích từ https://www.counterpunch.org
Ta Mok, cánh tay phải của Pol Pot, cũng là người đã chia rẽ phong trào Khmer đỏ, đặt Pol Pot dưới sự quản thúc tại gia và rất có thể đã đầu độc anh ta. Ta Mok, người chỉ huy quân đội của vài ngàn người trung thành với Khmer Đỏ, giữa năm 1979, khi các lực lượng Việt Nam lật đổ phong trào của ông ta khỏi quyền lực, cho đến năm 1999, ông ta bị bắt bởi các lực lượng chính phủ. Ta Mok chết trong tù năm 2006, mà không bao giờ được xét xử, hoặc bị kết án.
Vệ sỹ của Ta Mok, người đã sống với ông ta trong nhiều năm, San Reoung, đang chờ đợi chúng tôi. Anh ta bị mất chân trái, và đó là điều phổ biến trong dân thường và chiến binh Campuchia ở độ tuổi của này. Ta Mok cũng bị mất một chân trong một trận chiến.
Thực tế chỉ có một điều mà tôi muốn biết rõ: “Khmer Đỏ có phải là cộng sản hay không? Có phải hệ tư tưởng Mácxít đã lôi kéo nông dân vào hàng ngũ phong trào Khmer đỏ?”
San Reoung suy nghĩ một lúc, rồi trả lời, cân nhắc từng từ: “Đây thực sự không phải là vấn đề về ý thức hệ. Chúng tôi không biết nhiều về nó. Như tôi là một ví dụ, rất tức giận với người Mỹ, tôi trở thành một người lính ở tuổi 17. Và bạn bè của tôi cũng rất tức giận. Họ tham gia Khmer Đỏ để chiến đấu với người Mỹ, và chống sự tham nhũng của nhà độc tài bù nhìn Lon Nol, ở Phnom Penh”.
“Có phải người dân ở nông thôn nhận thức được những điều đang diễn ra ở thủ đô, trước khi Khmer đỏ lên nắm quyền?”
“Tất nhiên là họ biết. Hoa Kỳ đã hỗ trợ rất nhiều, rất nhiều tiền cho chế độ Lon Nol tham nhũng. Mọi người đều biết tất cả đã đi đến đâu: đến vô số những bữa tiệc xa hoa, đến những cô gái điếm ưa thích, Hoa Kỳ đã ném bom vùng nông thôn của chúng tôi. Hàng trăm ngàn người đã chết. Mọi người phát điên, họ phẫn nộ. Và rất nhiều người trong số họ đã tham gia Khmer Đỏ”.
“Không phải tham gia vì ý thức hệ mácxít?” – Tôi hỏi lại. San Reoung trả lời, ngay lập tức: “Tất nhiên là không. Đại đa số không biết gì về chủ nghĩa Mác, họ chưa bao giờ nghe về nó”.
Đã làm việc nhiều năm ở Campuchia, tôi đã hiểu rằng tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng về Campuchia và quá khứ của nó, nằm ở vùng nông thôn của nó. Phương Tây, trong nhiều thập kỷ, đã tìm cách làm hư hỏng Phnom Penh, bằng cách trả tiền cho hầu hết mọi người quan trọng ở đó, để lặp lại và hoàn thiện một câu chuyện dối trá và sáo rỗng.
Các nhà báo của NGO – tất cả họ đang hét lên về cuộc diệt chủng của Cộng sản ở Campuchia. Nó đã trở thành một công việc được trả công xứng đáng, với một nguồn tài trợ không ngừng, một lời nói dối phức tạp được hỗ trợ bởi bộ máy tuyên truyền phương Tây, giới hàn lâm và báo chí chính thống.
Khmer Đỏ là một thế lực tàn bạo, tất nhiên, nhưng chắc chắn không phải là một con quái vật diệt chủng mang ý thức hệ “Cộng sản”. Nhưng điều đó đã không phép xuất hiện truyền thông phương Tây.
Tôi hỏi Song Heang (lái xe và người hướng dẫn của Vltchek ở Campuchia) xem những gì chúng tôi nghe được ở Anlong Veng có đúng không.
Song Heang làm việc cho một tổ chức từ thiện của Úc, nơi đang xây dựng các thư viện nông thôn nhỏ cho trẻ em. Anh ghét Khmer Đỏ. Nhưng anh ta đồng ý rằng họ có rất ít “Cộng sản” trong Khmer đỏ.
“Khi còn nhỏ, tôi sống dọc sông Mê Kông, ở làng Prek Tamak, cách Phnom Penh khoảng 65 km. Khi người Mỹ ném bom, mọi thứ dừng lại và mọi người bị hóa đá ở đó, Khmer đỏ đã khai thác rất nhanh điều đó, rất nhiều người dân sau cơn kinh hoàng đã gia nhập Khmer Đỏ. Họ không biết Cộng sản là gì. Họ chỉ biết chính quyền thân phương Tây ở Phnom Penh kinh khủng đến mức nào”.
“Tại sao người dân ở Phnom Penh cứ lặp đi lặp lại rằng Pol Pot là chế độ “Cộng sản diệt chủng”? Tại sao, giống như ở phần còn lại của Đông Nam Á, Trung Quốc bị quỷ hoá? Và tại sao Việt Nam cũng bị quỷ hoá?”
“Chúng tôi là một quốc gia rất nghèo” – Song Heang trả lời – “Và nếu người dân của chúng tôi ở Phnom Penh nhận được tiền, họ chỉ thích tiền và nói chính xác những gì họ được trả tiền để nói. Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã rót rất nhiều tiền cho một số lời tuyên bố nhất định”.
Khmer Khmer chưa bao giờ là một phong trào xã hội chủ nghĩa hay cộng sản. Nó được xây dựng dựa trên sự tức giận thực sự của người nghèo chống lại giới thượng lưu ở Phnom Penh, những người luôn đối xử với người nghèo như cỏ rác. Và nó được xây dựng trên sự tức giận chống lại Hoa Kỳ đã ném bom Campuchia, chưa có quốc gia nào bị đánh bom man rợ như thé. Đó là một phong trào được tạo ra bởi cơn giận dữ phổ biến. Nó đã bị lạm dụng trở thành sự khao khát tiêu diệt “giới tinh hoa”. Các gia đình bị san bằng và giết hại, nên họ muốn trả thù. Và giới tinh hoa ở các quốc gia Đông Nam Á khác đã lấy Khmer đỏ ra làm con quỷ để triệt tiêu ý thức phản kháng trong dân chúng của họ.
Cuối cùng, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của phương Tây đã thao túng hoàn toàn, sử dụng Khmer Đỏ như một trong những nền tảng của cuộc thập tự chinh chống Cộng sản toàn cầu.
Sự tuyệt vọng của những người nông dân rách rưới và vô giáo dục hoàn toàn, nạn nhân của các vụ ném bom, tra tấn của phương Tây đã hình thành lên Khmer Đỏ, và nó được truyền thông phương Tây nâng lên thành một “cỗ máy giết người của Cộng sản”.
Nghịch lý ở đây là, đồng minh thân cận nhất trong những năm cuối cùng của chế độ diệt chủng Khmer đỏ không phải là Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia Cộng sản nào khác. Mà đó là Hoa Kỳ, kẻ đang trong Chiến tranh Lạnh với khối Xô Viết, cũng như trong cuộc chiến khủng bố Việt Nam và Lào.
Sau khi xa rời chủ nghĩa Lênin, và ít nhất về mặt lý thuyết nắm lấy chủ nghĩa Mao, Khmer Đỏ đã nhận được sự hỗ trợ ngoại giao đầy đủ và các hỗ trợ khác từ Washington.
Sau khi Việt Nam giải phóng Campuchia với cuộc tấn công vào Giáng sinh năm 1978, cứu sống hàng triệu người Campuchia còn lại, chính phủ Hoa Kỳ đã có lập trường gay gắt, “yêu cầu trả lại chính quyền hợp pháp” tại Phnom Penh. Chính phủ hợp pháp đó, trong mắt Washington, không ai khác ngoài Khmer Đỏ.
Cuộc xâm lược “trừng phạt” sai lầm của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam đã xảy ra sau đó, tiếp theo là tuyên truyền chống Việt Nam được tài trợ và trên thực tế do phương Tây sản xuất.
Các tội ác chống lại loài người ở Campuchia do Hoa Kỳ gây ra đã được xoá sạch hoàn toàn. Trong khi nó vẫn sống trong ký ức sống động trên khắp các vùng nông thôn, thì Phnom Penh đã quên đi tất cả về chúng.
Tôi không gặp vấn đề gì khi tìm ông Sek Cuuin, thị trưởng của Prek Kres, gần biên giới với Việt Nam. Ông đã giải thích về những vũng nước khổng lồ ở giữa đường là những gì còn sót lại của các vụ ném bom thảm của Mỹ, ông giải thích “Chúng tôi đã lấp đầy cái hố, nhưng khi trời mưa, vẫn còn là những vũng nước ở đó, tôi không biết tại sao. Khu vực này đã bị ném bom nặng nề trong chiến tranh, bởi những chiếc B-52. Nếu bạn vào làng, bạn sẽ thấy các hồ nhỏ khắp nơi sau những cơn mưa lớn. Những hồ này chính là những hố bom”.
“Ở đây luôn có mâu thuẫn” – thị trưởng giải thích – “Có những cuộc giao tranh biên giới dưới chế độ của Lon Nol và sau đó, khi Khmer Đỏ tiếp quản vào năm 1975. Chúng tôi có 700 gia đình sống ở thị trấn này, 400 gia đình đã lập tức chạy nạn. Khi Khmer Đỏ đến, tôi nhảy xuống sông và bơi sang Việt Nam để tự cứu sống mình. Hầu hết 300 gia đình còn lại cũng cố gắng trốn thoát đến Việt Nam sau đó, Prek Kres trở thành một thị trấn ma – tiền đồn cho quân đội của Khmer Đỏ bắt đầu tấn công các ngôi làng Việt Nam qua biên giới”.
Tôi hỏi anh ấy về cuộc tấn công Giáng sinh của Việt Nam năm 1978.
“Đội quân Việt Nam đã vượt qua biên giới này vào năm 1979. Bất kể ai có nói gì bây giờ, thì sự thật là hầu như mọi người đều vui mừng, chào đón quân đội của Việt Nam. Những người sống sót và ở lại thị trấn này đứng dọc theo con đường, vẫy tay với những người lính Việt Nam và khóc. Toàn bộ khu vực – toàn bộ đất nước – đã bị tàn phá; bị phá hủy bởi Khmer Đỏ và trước đó là bởi Mỹ ném bom. Người Việt đã cứu quốc gia này khỏi sự hủy diệt hoàn toàn. Và khi họ chiếm Phnom Penh, rõ ràng là việc giết chóc và tra tấn hàng loạt đã chấm dứt. Nhưng bạn biết những gì đã xảy ra sau đó rồi đấy: lòng biết ơn bị bốc hơi và chủ nghĩa dân tộc đã giành được chỗ đứng. Trong khi các nước ngoài nhấn mạnh rằng đây không phải là giải phóng, mà là một sự xâm lược. Nếu bạn lặp lại những gì người phương Tây muốn nghe, bạn sẽ được trả tiền. Nhưng bạn có thể hỏi bất cứ ai, ngoại trừ các thành viên của Khmer Đỏ, rằng họ cảm thấy thế nào vào năm 1978 và 1979 – chúng tôi cảm thấy được giải thoát, chúng tôi đã được cứu và chúng tôi đột nhiên nhận ra rằng chúng tôi có thể sống sót”.
Tôi hỏi thị trưởng rằng ông sẽ so sánh Việt Nam với Campuchia bây giờ như thế nào. Xét cho cùng, trên giấy tờ, Campuchia là một câu chuyện thành công, một nền dân chủ đa đảng. Ông cười mỉa mai: “Có, bây giờ chúng tôi có nhiều đảng chính trị. Nhưng bạn không thể ăn các đảng chính trị; họ không lấp đầy dạ dày của bạn. Mọi thứ ở đây đều tham nhũng. Chính phủ Việt Nam đã cố gắng mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người dân. Đặc biệt là với những người nghèo, và ở phần này của thế giới, hầu hết mọi người đều nghèo. Tất cả những gì tôi có thể nói với bạn là khi chúng tôi đói và khi chúng tôi ốm, chúng tôi không đến Phnom Penh, mà chúng tôi qua biên giới đến Việt Nam. Họ biết chúng tôi là người Khmer nhưng họ không quan tâm điều đó, họ sẽ giúp chúng tôi. Họ luôn cho rằng – ở bên kia biên giới – nếu người dân đói hoặc bị bệnh, thì họ phải có trách nhiệm giúp đỡ, bất kể quốc tịch nước nào. Người dân Việt Nam có một trái tim lớn”.
Tôi đặt câu hỏi cho người bạn của mình, Song Heang, khi chúng tôi lái xe suốt đêm, qua vùng nông thôn phía tây Campuchia: “Hãy nói với tôi, lính Việt Nam có giết người Campuchia năm 1978 và 1979 không?”
“Có” – ngay lập tức, anh trả lời.
“Họ đã giết nhiều người chứ?”
“Đó là một cuộc chiến. Nhưng thật ra: không nhiều. Có một số trận đấu với nhau như một quy luật, nhưng người Việt Nam không nhắm vào dân thường”.
Một cái gì đó vỡ ra ở Song Heang, và anh bắt đầu nói với giọng điệu khẩn trương, kích động: “Bạn không hiểu, bạn không biết đất nước này thực sự khủng khiếp như thế nào. Người giàu rất giàu. Người nghèo rất nghèo và bây giờ họ hoàn toàn vô học, đến nỗi họ thậm chí không biết gì về tham nhũng và chủ nghĩa khoái lạc của “giới thượng lưu” ở Phnom Penh. Bây giờ nó lại giống như vậy, như nó đã như vậy hơn 4 thập kỷ trước. Bạn có biết các trường học ở đây chứ? Đôi khi chỉ có một giáo viên cho một lớp học 100 người. Và chăm sóc y tế: ở đây thật đơn giản – nếu bạn nghèo – bạn chết. Và một số “gia đình truyền thống” của chúng tôi đã cắt cụt chân và tay của con cái họ, sau đó đưa chúng qua biên giới, với những vết thương bị nhiễm trùng khủng khiếp đó, đến Bangkok, để cầu xin”.
Chúng tôi lái xe trong im lặng khá lâu. “Bạn muốn Campuchia sẽ phát triển nào?” – cuối cùng, tôi hỏi anh ấy.
“Một nước Campuchia nơi trẻ em có được một nền giáo dục miễn phí và tuyệt vời, nơi mọi người được chăm sóc y tế miễn phí, nơi văn hóa là quan trọng và được nhà nước hỗ trợ, nơi mọi người bình đẳng”.
Tôi nói đó chính là chủ nghĩa xã hội. Một nước xã hội chủ nghĩa hoặc một nước Campuchia Cộng sản.
Anh ngập ngừng – “Chính là nó..Vâng, như những gì họ đang cố gắng xây dựng trên khắp châu Mỹ Latinh và ở Trung Quốc. Nhưng đó không phải là những gì Khmer Đỏ cố gắng đạt được, phải không?”
“Tất nhiên, Khmer đỏ không phải là như thế”, tôi trả lời.
“Thật khó hiểu…Đó không phải là những gì mà chúng ta nghe được bởi những người phương Tây. Nhưng vì vậy, có vẻ như đó mới là tất cả sự thật”.
Tôi đồng ý với anh ấy.
Andre Vltchek